Gần đây, nhiều người dùng Việt Nam cho biết đã có thể đăng ký tài khoản và truy cập vào ứng dụng gọi xe công nghệ Bolt. Dù đang trong giai đoạn hoàn thiện và chưa cung cấp dịch vụ, ứng dụng này vẫn cho phép thao tác một số chức năng cơ bản để làm quen.
Kể từ đầu năm, "gã khổng lồ" đến từ châu Âu liên tục có động thái thăm dò thị trường Việt Nam, điển hình như việc tung ra hàng loạt quảng cáo tuyển dụng tài xế và nhân sự vận hành trên nền tảng mạng xã hội.
Động thái này dấy lên kỳ vọng về sự xuất hiện của một đối thủ mới trên thị trường gọi xe công nghệ trong năm 2025, nhất là khi lĩnh vực này đã trở nên tương đối cô đặc trong 2 năm trở lại đây.
Tuy nhiên trong cuộc trao đổi với Tri Thức - Znews, Bolt khẳng định chưa đưa ra bất cứ quyết định chính thức nào tại Việt Nam, đồng thời bỏ ngỏ câu trả lời về kế hoạch tuyển dụng. Thực tế, sự thận trọng của nền tảng này đối với thị trường Việt Nam không phải là điều quá khó hiểu.
Trong mắt các ứng dụng gọi xe, thị trường Việt Nam giống một "chiếc bánh ngọt ngào" với nhiều ưu thế, từ dân số đông, mức độ tiếp cận Internet, sở hữu smartphone cao cho đến nhu cầu vận tải lớn.
Theo hãng nghiên cứu Mordor Intelligence, quy mô thị trường gọi xe Việt Nam ước đạt 1,05 tỷ USD vào năm 2025 và dự kiến chạm mốc 2,56 tỷ USD vào năm 2030, tương đương tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) gần 20%.
Song song với tiềm năng, Việt Nam cũng là thị trường cạnh tranh khốc liệt nổi tiếng với những "cuộc chiến đốt tiền", nơi không ít "ông lớn" đã phải ngậm ngùi từ bỏ cuộc chơi.
"Việt Nam là một thị trường vô cùng cạnh tranh, và suốt 10 năm qua chúng tôi đã đối mặt với cạnh tranh ở mọi thị trường và mọi mảng dịch vụ", ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, chia sẻ với Tri Thức - Znewsvào cuối năm ngoái.
Hiện nay, Grab đang là tên tuổi lớn nhất trên thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam. Sau hơn 10 năm, hãng đã trở thành một siêu ứng dụng với hơn 15 dịch vụ, có mặt tại 50 thành phố và phục vụ hàng triệu người dùng khắp cả nước.
THỊ PHẦN NGƯỜI DÙNG TRUNG THÀNH CỦA CÁC ỨNG DỤNG GỌI XE NĂM 2024 | |||||
Nguồn: Q&Me (Lưu ý: Gojek đã rời Việt Nam từ tháng 9/2024). | |||||
Nhãn | Grab | Be | Gojek | Xanh SM | |
Thị phần | % | 42 | 32 | 7 | 19 |
Tuy nhiên, vị thế của "gã khổng lồ" đến từ Singapore cũng liên tục bị thách thức trước sự nổi lên của những hiện tượng như Be hay Xanh SM.
Theo báo cáo "The Connected Consumer quý I/2024" của Decision Lab, khảo sát trên 1.446 người, Grab vẫn dẫn đầu lượng người dùng tại Việt Nam với 64% thị phần. Tuy nhiên, con số này đã thu hẹp 8 điểm % so với năm 2023.
Tính riêng dịch vụ gọi xe 2 bánh, báo cáo của Q&Me trong năm 2024 cho thấy thị phần người dùng trung thành của Grab đã giảm nhẹ xuống 42% sau 2 năm.
Trong khi đó, ứng dụng Be gây bất ngờ khi nhanh chóng lấp đầy khoảng trống mà Gojek để lại, nâng tỷ lệ người dùng trung thành trong năm 2024 thêm 10 điểm % lên 32%. Quy mô người dùng của Be cũng đã tăng trưởng 50%, từ 10 triệu khách hàng vào quý I/2024 lên 15 triệu khách hàng đến nay.
![]() |
Gojek và Baemin từng để lại nhiều tiếc nuối khi không thể trụ lại Việt Nam. Ảnh: Phương Thảo. |
Trong khi đó, báo cáo gần đây của Mordor Intelligence cho biết Xanh SM đã vượt qua Grab (36,62%) để dẫn đầu lĩnh vực taxi công nghệ trong quý IV/2024. Với 37,41% thị phần, hãng taxi điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng nới rộng khoảng cách với các đối thủ khác như Be (5,55%), Mai Linh (4,81%) hay Vinasun (2,44%).
Trên thực tế, sau nhiều năm thất thế trước ứng dụng gọi xe, các hãng taxi truyền thống đã "thay da đổi thịt" đáng kể. Không chỉ mở rộng quy mô hoạt động lẫn đội xe, taxi truyền thống bắt đầu chú trọng hơn vào các tiện ích công nghệ như ra mắt ứng dụng riêng hay tích hợp tính năng đặt xe trên nền tảng ví điện tử, ngân hàng.
Nhiều hãng taxi cũng chuyển đổi chiến lược đầu tư sang xe điện nhằm bắt kịp xu thế mới. Điển hình, ngay cuối năm 2024, Mai Linh đã hợp tác mua và thuê gần 4.000 xe điện VinFast VF e34 và VF 5 từ GSM - công ty vận hành thương hiệu Xanh SM.
Một số hãng taxi địa phương lâu đời như Thanh Nga, Bắc Á, Quê Lụa, Long Biên... cũng không ngần ngại tham gia rót tiền cho loại phương tiện mới.
Nếu bước chân vào thị trường Việt Nam, Bolt sẽ phải giải quyết hai bài toán cốt lõi là xây dựng lực lượng tài xế và thu hút khách hàng. Điểm chung là cả hai đều đòi hỏi hãng phải đầu tư nguồn vốn khổng lồ cho các chương trình ưu đãi và chiến dịch marketing.
Hiện nay, các nền tảng hàng đầu đều sở hữu mạng lưới tài xế rộng lớn, như Be với 400.000 tài xế và Grab với hơn 200.000 tài xế. Đó là chưa kể hàng trăm nghìn tài xế hoạt động trên các ứng dụng như Ahamove, Xanh SM, ShopeeFood hay taxi truyền thống.
Sau khi Gojek rời Việt Nam, phần lớn tài xế của hãng đã chuyển sang hợp tác với các "ông lớn" này. Chia sẻ với Tri Thức - Znews, đại diện Be tiết lệ số lượng tài xế đã tăng 30% so với đầu năm 2024.
Để "tuyển quân", Bolt cần đưa ra chính sách thu nhập hấp dẫn hơn so với đối thủ, chẳng hạn như áp dụng phí chiết khấu dưới 20% đối với xe 2 bánh và dưới 25% với xe 4 bánh. Đồng thời, hãng cũng cần sở hữu lượng khách hàng tương ứng để tránh tình trạng tài xế "khát" khách.
Nếu muốn xây dựng mối quan hệ hai chiều bền vững, Bolt bắt buộc phải phát triển song song cả hai khía cạnh này. Thực tế cho thấy không phải cứ có chính sách hấp dẫn để lôi kéo tài xế là chiếm được thị phần của đối thủ.
Một số ứng dụng gọi xe hiện nay, chẳng hạn như TADA, dù cam kết không thu chiết khấu trọn đời nhưng vẫn chưa để lại dấu ấn nổi bật nào. Sau 6 năm hoạt động tại Việt Nam, ứng dụng này vẫn chỉ có mặt tại TP.HCM.
![]() |
Bolt cần xây dựng đội xe và tệp khách quen đủ lớn để phù sóng thị trường. Ảnh: Be. |
Tại các thị trường chủ lực, Bolt được đánh giá là đối thủ đáng gờm của Uber nhờ chiến lược giá rẻ và hình ảnh thương hiệu trẻ trung.
Tuy nhiên, việc duy trì giá cước tối thiểu cao khiến Bolt gặp khó khăn trong việc tạo ưu thế trên các chuyến đi ngắn. Điều này có thể bất lợi tại Việt Nam, nơi khách hàng đã có thói quen gọi xe ngay cả đoạn đường ngắn và nhạy cảm với giá cả và thường so sánh giữa các ứng dụng.
Nếu sử dụng chiến lược "đốt tiền" để cạnh tranh thị phần, Bolt có thể bị cuốn vào một cuộc chiến dài hơi trước "gã khổng lồ" Grab. Xét về tiềm lực, các nền tảng "cây nhà lá vườn" như Be hay Xanh SM cũng không kém cạnh khi được hậu thuẫn bởi những nhà đầu tư lớn như VPBank, Deutsche Bank hay Vingroup.
Bên cạnh đó, dải dịch vụ của Bolt không còn là yếu tố mới mẻ tại Việt Nam. Trái ngược, cả Grab và Be đều đang nỗ lực mở rộng danh mục dịch vụ để trở thành siêu ứng dụng, không chỉ cung cấp dịch vụ gọi xe mà còn tích hợp các tính năng đặt vé máy bay, tàu hỏa, viễn thông, bảo hiểm và thậm chí thuê giúp việc.
Việc có thêm người chơi mới ở thị trường Việt Nam là tín hiệu tích cực dành cho người tiêu dùng khi có thể hưởng lợi bởi những ưu đãi đi kèm chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Tuy nhiên, với những thách thức lớn về giá cả, dịch vụ và nguồn lực tài xế, Bolt sẽ phải nỗ lực đáng kể để cạnh tranh với các đối thủ nội địa và quốc tế đã có vị trí vững chắc.
Đối thủ của Uber bỏ ngỏ khả năng vào Việt NamĐại diện Bolt, ứng dụng gọi xe lớn tại châu Âu, cho biết hãng chưa có quyết định chính thức nào về việc gia nhập Việt Nam dù đánh giá đây là thị trường thú vị và tiềm năng. 未经允许不得转载:>Fabet » Thị trường gọi xe công nghệ Việt còn chỗ cho 'ông lớn' châu Âu?_kết quả bóng đá câu lạc bộ đức 相关推荐
|