TheạnpháonổtăngtrongngàynghỉTếbóng đá kết quả ýo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, sau 6 ngày nghỉ Tết đã có 24.588 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, giảm 8,9% so với cùng kỳ Tết Tân Sửu 2021. Trong đó 7.986 trường hợp phải nhập viện điều trị.
Các bệnh viện ghi nhận 1.556 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về.
Trong khi đó, riêng tai nạn do pháo nổ có 316 trường hợp khám, cấp cứu trong 6 ngày, nhiều hơn 29 ca so với cùng kỳ Tết Tân Sửu. Ngoài ra, còn có 34 trường hợp cấp cứu do chất nổ khác, không có ca tử vong.
Các cơ sở y tế trên cả nước cũng ghi nhận 2.838 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau trong cùng thời gian trên. Có 1.245 ca phải nhập viện điều trị hoặc theo dõi, 195 trường hợp tử vong.
Trong báo cáo ngày 5/2, cả nước có tổng cộng 12.364 trường hợp khám, cấp cứu do tai nạn sinh hoạt, lao động trong 6 ngày nghỉ Tết. Trong đó, 527 trường hợp đã tử vong.
Cùng thời gian, các bệnh viện ghi nhận 486 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá, 47 ca tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử).
Bộ Y tế nhận định, từ 7h sáng ngày 29 Tết đến 7h sáng mùng 5 Tết Nhâm Dần, số ca khám cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông giảm 10,6%, số tử vong do nguyên nhân trên giảm 90,5%.
Số ca khám, cấp cứu do đánh nhau hoặc tai nạn vì vật liệu nổ khác đều giảm. Riêng số bệnh nhân do tai nạn pháo nổ tăng 9,2%.
Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ cấp cứu vì tai nạn pháo nổ. Một số bệnh nhi bị dập nát bàn tay nghiêm trọng hoặc bị bỏng đùi, mặt. Hầu hết các bé đều từ 10 tuổi trở lên, chủ yếu gặp tai nạn khi chơi pháo tự chế.
Linh Giao
So với kỳ nghỉ Tết Tân Sửu, số vụ cấp cứu và tử vong do đánh nhau năm nay đều giảm. Tuy nhiên, số trường hợp cấp cứu do tai nạn pháo nổ tăng nhẹ.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)