Nguyễn Minh Ngọc,ữsinhđỗđạihọcMỹvớibàiluậnvềthóiquencắtmóđá banh truc tiep lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, mới đây nhận tin trúng tuyển vào Đại học Emory tại cả hai cơ sở Emory College và Oxford College. Đây là ngôi trường thuộc top 24 theo bảng xếp hạng US News. Nữ sinh nghiêng về lựa chọn theo học tại Oxford College trong vòng 2 năm trước khi chuyển tới Emory College “để được trải nghiệm đa dạng và kết nối mang tính chiều sâu hơn”.
Ngay từ khi cấp 2, dù theo học chương trình của Bộ GD-ĐT, Minh Ngọc vẫn được mẹ cho đi ôn luyện theo chương trình Cambridge tại trung tâm gần nhà. Tiếp xúc với những bài học, Ngọc được nuôi dưỡng tình yêu với môn Hóa học và Sinh học.
Lên cấp 3, dù bận rộn với công việc học tập tại Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Ngọc vẫn lên kế hoạch và sắp xếp thời gian hoàn thành một số môn AP (dạy kiến thức cơ bản ở bậc đại học của Mỹ) như Sinh học, Hóa học và Tâm lý học.
“Suốt quãng thời gian phổ thông, em vẫn luôn trăn trở về việc mình thích gì và có thế mạnh ở mảng gì”, Ngọc nói.
Để chắc chắn với hướng đi của mình, nữ sinh quyết định tìm cơ hội trải nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực Hóa Sinh. Mùa hè năm lớp 11, Ngọc cùng một người bạn chung trường xin đến thực tập tại Viện Di truyền Nông nghiệp. Ban đầu, cả hai thường xuyên lui tới quan sát, tìm hiểu về quy trình nghiên cứu. Sau đó, Ngọc có cơ hội được tiếp xúc với một số kỹ thuật chuyên ngành.
Đây cũng là tiền đề giúp nữ sinh và người bạn đồng hành hoàn thành nghiên cứu về chất biến tính của TiO2 để tận dụng ánh sáng mặt trời xử lý nước thải – vốn ảnh hưởng tới môi trường sống và mạch nước ngầm. Nghiên cứu kéo dài suốt 1 năm, sau khi hoàn thành được cả hai mang đi tham dự Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia (ViSEF) vào tháng 2/2023. Tuy nhiên trong cuộc thi này, nghiên cứu của nhóm Ngọc không đoạt giải.
Sau “cú vấp” ấy, Ngọc quyết định cải tiến và phát triển thêm nghiên cứu dựa trên góp ý, phản biện của các giám khảo tại ViSEF. Đến tháng 7/2023, nữ sinh một lần nữa đem dự án tham gia kỳ thi Olympic Phát minh và Sáng chế khoa học quốc tế (WICO). Nhờ đưa ra một giải pháp hoàn chỉnh và có tính khả thi, lần này, nghiên cứu của nhóm Ngọc giành được Huy chương Vàng.
Tuy nhiên, trở về sau cuộc thi, Ngọc cảm thấy bản thân mong muốn được theo đuổi ngành học mang tính ứng dụng cao hơn thay vì theo hướng hàn lâm, lý thuyết.
“Đến khi bắt tay vào làm hồ sơ du học, em vẫn mông lung trước việc lựa chọn ngành”, Ngọc nhớ lại. Dù vậy theo Ngọc, việc nộp hồ sơ vào đại học Mỹ cũng đã cho em “không gian và thời gian để suy nghĩ về những gì mình muốn”.
Có bố mẹ đều là bác sĩ, từ nhỏ Ngọc đã quen với việc phải tự lập vì bố mẹ thường xuyên “đi sớm về khuya”. Nhưng trong đợt dịch Covid-19, em được mẹ chăm sóc chu đáo hơn và thường xuyên được ăn những món liên quan đến nấm. Điều ngày khiến Ngọc cảm thấy tò mò.
“Sau này nghe mẹ giải thích, em hiểu được nấm có rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Thời gian rảnh, mẹ cũng thường xuyên dẫn em tới phòng khám để xem cách mẹ tư vấn bệnh nhân cải thiện bệnh nhờ việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn hàng ngày. Em nhận ra chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của mọi người”.
Vì lý do này, Ngọc bắt đầu tự tìm hiểu, cảm thấy yêu thích và quyết định lựa chọn theo đuổi ngành Dinh dưỡng.
“Khi xem chương trình học ngành Dinh dưỡng tại Đại học Emory, em thấy có rất nhiều khóa học thú vị, chẳng hạn “Tại sao chúng ta phải ngủ?”hay “Ăn bao nhiêu là vừa?”. Những câu hỏi nghe có vẻ đơn giản nhưng lại rất thực tế. Việc chúng ta lựa chọn những món phù hợp, ăn một lượng vừa đủ… sẽ tạo ra sự thay đổi lớn với cơ thể”.
Ngọc cho biết, chương trình học ở Mỹ rất thú vị. Trong năm đầu tiên, sinh viên sẽ được học lại các kiến thức nền tảng trước khi chọn ngành, vì thế người học không cần lo lắng vì mình chưa có kiến thức nền vững chắc.
Xác định được lĩnh vực muốn theo đuổi, Minh Ngọc bắt tay vào việc hoàn thành hồ sơ. Một trong những hoạt động nữ sinh tâm đắc là dự án em đi tới làng trồng nấm ở Kiến An (Hải Phòng) để học cách trồng và chăm sóc nấm.
Sau đó, nữ sinh cũng tham gia bán ruốc nấm. Toàn bộ lợi nhuận thu được, Ngọc đem quyên góp cho trẻ em vùng cao và tổ chức các workshop cho học sinh ở Hà Nội.
Workshop được nhóm Ngọc tổ chức tại các trường cấp 2 ở Hà Nội nhằm cung cấp các thông tin liên quan đến dinh dưỡng tới học sinh. Ngoài ra, các em cũng được tự tay trải nghiệm làm ruốc nấm và ăn thử thành phẩm do mình làm ra.
“Giúp những người xung quanh hiểu được ý nghĩa của chế độ dinh dưỡng đối với sức khỏe là điều làm em cảm thấy hạnh phúc và tin tưởng với những gì mình đang làm”, Ngọc nói.
Về bài luận, Ngọc cho biết em không phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm ý tưởng. Ngay khi bắt tay vào viết luận, Ngọc nhớ tới hình ảnh bố mẹ thường xuyên cắt móng tay. Vì tính chất công việc, đây là thói quen được bố mẹ luôn duy trì suốt nhiều năm.
“Ban đầu, em nghĩ điều này thật tốn thời gian và không cần thiết, nhưng bố mẹ vẫn làm đều đặn vài lần mỗi tuần. Sau này lớn hơn, em nhận ra đó là biểu tượng của sự chỉn chu, nguyên tắc và nỗ lực bền bỉ. Dù chỉ là một hành động nhỏ thôi nhưng cho thấy sự cống hiến của bố mẹ dành cho công việc. Cũng nhờ đó, em có thêm cho mình bài học về sự trách nhiệm, kiên trì”.
Hoàn thành bài luận, Ngọc cảm thấy ưng ý vì đã thể hiện được hết suy nghĩ và cả hành trình trưởng thành của bản thân.
Từ một học sinh luôn cảm thấy mông lung, không chắc chắn với những gì mình thích, Ngọc dần đào sâu, khám phá ra những điều chính em cũng chưa hiểu hết về bản thân. Trong bộ hồ sơ gửi tới Đại học Emory, Ngọc cho biết em đã thể hiện được mình từng làm những gì và cố gắng thế nào để đi được đến hiện tại.
“May mắn, trường thấy em phù hợp và đã nhận em”, Ngọc nói.
Mùa thu tới Ngọc sẽ lên đường sang Mỹ. Trong thời gian này, Ngọc cùng mẹ tham gia một khóa học về dinh dưỡng. Em cũng tập trung cải thiện sức khỏe và tạo thêm nhiều kỷ niệm với bạn bè trước khi khép lại năm tháng phổ thông.
Những học sinh nào dễ trúng tuyển vào đại học hàng đầu Mỹ?Chuyên gia cho rằng tiêu chí chọn ứng viên của đại học Mỹ đã thay đổi qua các năm. Công thức chung gồm bảng điểm cao, chơi nhạc cụ giỏi, làm từ thiện nhiều… không còn là lợi thế cạnh tranh đem lại “tấm vé” cho ứng viên chắc chắn vào trường Mỹ.相关文章:
相关推荐:
1.1544s , 6848.7578125 kb
Copyright © 2025 Powered by Nữ sinh đỗ đại học Mỹ với bài luận về thói quen cắt móng tay_đá banh truc tiep,Fabet