Khả năng phát triển mạnh mẽ của Microsoft, dù rằng hầu hết mọi thứ họ làm đều đi chệch hướng, có thể là một câu chuyện thú vị về sự đổi mới của công ty. Hoặc cũng có thể là một minh chứng cho thấy các công ty độc quyền khó có thể sụp đổ. Hoặc là cả hai. Có lẽ sẽ có nhiều người tự mình đặt câu hỏi: Sự thành công và nổi tiếng của những siêu sao Big Tech có phải đến từ việc họ là công ty giỏi nhất trong những gì họ làm hay vì họ đã trở nên quá mạnh mẽ đến mức có thể tiếp tục trượt dài trên những thành công trong quá khứ? Và đến cuối cùng, sự tức giận từ giới công nghệ đối với Big Tech đã tăng lên đỉnh điểm, các vụ kiện độc quyền, đề xuất luật mới cho đến những phản đối gay gắt. Điều đó dẫn đến những cuộc tranh luận về việc liệu dấu ấn của cuộc sống kỹ thuật số có phải động lực thúc đẩy sự tiến bộ hay chúng thực sự tạo ra những đế chế không thể xô đổ. Và chúng ta có thể coi Microsoft thuộc diện nào? Thời kỳ đen tối của Microsoft kéo dài từ giữa những năm 2000 đến năm 2014. Nhưng họ kỳ lạ hơn là tồi tệ. Microsoft đã quá thô lỗ đến mức chế nhạo mọi quảng cáo truyền hình của Apple và nhiều người trong ngành công nghệ chẳng muốn "đụng chạm" gì đến họ. Công ty đã thất bại trong việc tạo ra một công cụ tìm kiếm phổ biến, cố gắng cạnh tranh vô ích với Google trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số và bất lực trong việc bán hệ điều hành smartphone hoặc các thiết bị của riêng mình. Thế nhưng, ngay cả những năm buồn bã nhất của Microsoft, công ty vẫn kiếm được rất nhiều tiền. Năm 2013, thời điểm mà Steve Ballmer rời bỏ tư cách giám đốc điều hành, công ty đã thu được lợi nhuận hơn 27 tỉ USD, cao hơn rất nhiều so với Amazon trong năm 2020. Bất kể phần mềm của Microsoft lỗi như thế nào, vốn đã xảy ra đến mức không đếm xuể từ trước đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn cần phải mua những chiếc máy tính Windows, phần mềm email và tài liệu của Microsoft cũng như công nghệ của họ để chạy các chiếc máy tính back-end mạnh mẽ, được gọi là máy chủ. Microsoft sử dụng những sản phẩm thiết yếu đó làm đòn bẩy để phân nhánh các ngành kinh doanh mới, có thể sinh lời, bao gồm phần mềm thay thế các hệ thống điện thoại, cơ sở dữ liệu và hệ thống lưu trữ file thông thường. Không phải lúc nào Microsoft cũng tuyệt vời trong những năm đó, nhưng công ty đã làm mọi thứ khá tốt. Gần đây, Microsoft đã đạt được sự thành công cả về tài chính lẫn các công nghệ tiên tiến. Sự thay đổi này là một dấu hiệu tốt hay lại là một tín hiệu ảm đạm? Về mặt tích cực, Microsoft đã làm đúng ít nhất một điều quan trọng: điện toán đám mây – một trong những công nghệ quan trọng nhất trong 15 năm qua. Điều đó, kết hợp cùng với sự thay đổi văn hóa, là những nền tảng đã đưa Microsoft từ chiến thắng này đến chiến thắng khác, bất chấp các sai lầm về chiến lược và sản phẩm của mình. Đây là điều mà hầu hết mọi người đều muốn Microsoft thay đổi. Microsoft cũng khác biệt với các công ty Big Tech khác khi họ có thể mau phục hồi hơn. Các doanh nghiệp mới là khách hàng của Microsoft, chứ không phải là cá nhân, và công nghệ được bán cho những tổ chức không nhất thiết phải tốt để giành chiến thắng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Microsoft tận dụng quy mô của mình để duy trì sự thành công, lôi kéo khách hàng, bất chấp tình trạng thụt lùi, tạo ra những sản phẩm lớn thiếu công nghệ mới cùng với đội ngũ lãnh đạo bảo thủ? Có phải Microsoft quá lớn và mạnh mẽ đến mức "bất khả chiến bại" và công ty chỉ "dậm chân tại chỗ"? Và liệu Facebook hay Google ngày nay có thể so sánh với Microsoft của năm 2013 hay không? Họ đã cố gắng đến mức phát triển mạnh mẽ như hiện tại dù rằng không phải là người giỏi nhất. Quy mô và sức mạnh không đảm bảo một công ty có thể tránh khỏi những sai lầm và luôn phù hợp với thời thế. Nhưng rất nhiều vấn đề và cuộc chiến công nghệ xoay quanh những câu hỏi đó đã xuất hiện trong năm nay. Có thể, công cụ tìm kiếm của Google, hệ thống mua sắm của Amazon, công cụ quảng cáo của Facebook là vô cùng tuyệt vời. Hoặc đơn giản là chúng ta chưa có những lựa chọn thay thế tốt hơn, bởi các gã khổng lồ hùng mạnh sẽ không cần phải tốt hơn để duy trì vị trí thống trị của mình. (Theo VnReview, The New York Times) Điểm tin công nghệ tuần qua: Facebook kiện hacker Việt Nam, iOS 15 ra bản public betaMột số sự kiện công nghệ đáng chú ý nhất tuần qua bao gồm chuyện Facebook kiện hacker Việt Nam, Apple phát hành iOS 15 bản public beta hay triển lãm MWC diễn ra trong bối cảnh đại dịch... |