Khuôn mặt biến dạng do liệt dây thần kinh số 7
Năm 2018,ẫuthuậtkhôiphụcnétmặtchobệnhnhânbịliệtdâythầnkinhsốkeo bóng da ông Gilbert Engelmann bị khối u ác tính ở tuyến mang tai bên trái. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, ông bị biến chứng liệt dây thần kinh số 7 khiến nửa mặt bên trái bị liệt, chảy xệ ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp và ăn uống. Đặc biệt, cơ mặt chảy xệ khiến ông không khép được mí mắt, lâu ngày ông bị khô mắt, liên tục bị chảy nước mắt sống.
Tháng 8/2023, ông Gilbert Engelmann đến bệnh viện FV với mong muốn cải thiện vấn đề liệt mặt. TS. Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng Khoa Nha & Phẫu thuật Hàm Mặt, Bệnh viện FV nhận định: “Thông thường, những bệnh nhân có khối u nằm gần các dây thần kinh mặt, trong lúc phẫu thuật có nguy cơ rất cao làm tổn thương chúng. Trường hợp ung thư tuyến mang tai, khối u ác tính có tính chất xâm lấn mạnh nên các dây thần kinh mặt rất dễ bị tổn thương dẫn đến biến chứng liệt mặt sau mổ”.
Ca phẫu thuật 6 tiếng: Chuyển vạt cân cơ thái dương, tái tạo cơ mặt bị liệt
Xác định đây là một ca khó, các bác sĩ bệnh viện FV cùng hội chẩn để đưa ra hướng xử lý. PGS.TS Lâm Hoài Phương - Bác sĩ Cao cấp, Khoa Nha & Phẫu thuật Hàm Mặt, Bệnh viện FV, chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình hàm mặt với hơn 41 năm kinh nghiệm đánh giá, để điều trị cho bệnh nhân này cần dùng tới phương pháp phẫu thuật chuyển vạt cân cơ thái dương.
“Trường hợp bệnh nhân này nếu không phẫu thuật thì sẽ luôn trong tình trạng mắt bị đỏ, chảy nước mắt và không nhắm lại được; như vậy, dần dần bệnh nhân sẽ bị khô mắt và mất dần thị lực”, PGS.TS Lâm Hoài Phương nhận định.
Theo PGS.TS Lâm Hoài Phương, đây là một phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và chính xác của đội ngũ y bác sĩ cũng như sự hỗ trợ tích cực của các thiết bị và kỹ thuật y khoa tiên tiến. Đặc biệt, các bác sĩ cũng đánh giá kỹ những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật để có hướng xử lý kịp thời do bệnh nhân cao tuổi, từng trải qua phẫu thuật và có tiền sử tai biến năm 2002. Ông cũng đã đặt 3 stent trong người và đang sử dụng thuốc chống đông máu nên dễ bị mất máu trong quá trình mổ.
Ngày 24/8/2023, PGS.TS Lâm Hoài Phương và ekip phẫu thuật đã thực hiện ca mổ trong hơn 6 giờ đồng hồ một cách cẩn trọng và tỉ mỉ, theo dõi chặt chẽ các chỉ số sinh lý trong suốt quá trình phẫu thuật, tránh nguy cơ chảy máu. Bệnh nhân được chuyển vạt cơ thái dương xuống để treo khóe mép lên, sau đó, nối toàn bộ phần cơ thái dương vào phần mí mắt dưới và kéo lại để giảm tình trạng hở mi.
Ngay sau ca phẫu thuật, ông Gilbert Engelmann có sự cải thiện rất đáng kể về gương mặt. Sau một tuần, ông được các chuyên gia hướng dẫn tập vật lý trị liệu để kích thích các cơ mặt hoạt động. Gương mặt của ông đã trở nên tự nhiên và hài hòa hơn rất nhiều, mắt đã nhắm tương đối tốt và không bị chảy nước mắt, nước bọt cũng như thức ăn không còn bị rơi ra ngoài.
Các bác sĩ cho biết, ông cần kiên trì tập các bài tập vật lý trị liệu để quen với việc vận động hàm. Ngắm khuôn mặt mình trong chiếc gương, ông Gilbert Engelmann vui mừng về kết quả sau phẫu thuật. “Tôi rất hài lòng sau phẫu thuật, nếu nhìn hình của tôi trước đây và bây giờ thì thấy đã có cải thiện rất nhiều!”, ông Gilbert Engelmann nói.
Ông cũng cảm kích trước tài năng và sự tận tâm của các bác sĩ FV đã giúp ông khôi phục lại nụ cười. Đặc biệt, ông được bệnh viện FV hỗ trợ làm việc với công ty bảo hiểm để chi trả phần lớn chi phí cho ca phẫu thuật, giúp ông giảm nhẹ gánh nặng tài chính.
Để biết thêm về các phẫu thuật liên quan tới vùng răng- hàm-mặt tại Bệnh viện FV, liên hệ: (028) 54 11 33 33.
Yến Lê