Chiều 8/8,ỉkhâuquotchưalànhvếtthươngđãđứtquotvàđềnghịcủaThứtrưởngBộYtếbóng đá cá cược Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cùng đoàn công tác của Bộ Y tế có buổi làm việc với một số đơn vị trên địa bàn TPHCM về vấn đề khám chữa bệnh, thiếu thuốc và vật tư y tế. Nhiều lãnh đạo bệnh viện đã chia sẻ những khó khăn thực tế tại nơi họ làm việc trong thời gian qua.
Phó giáo sư Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất chia sẻ, việc cung ứng hiện đã tốt hơn thời gian trước. Tuy nhiên, có tình trạng bệnh nhân đổ hết về bệnh viện tuyến cuối, gây nên sự "thiếu giả".
Ông Thanh mong muốn các thuốc thông thường, điều trị các bệnh mãn tính được đưa về tuyến cơ sở nhiều hơn, cũng như tập trung phát triển y tế cơ sở để người dân không phải chen lấn, chờ đợi, gây ra tình trạng thiếu thuốc cục bộ. Đồng thời, việc chi trả của bảo hiểm y tế (BHYT) cho các bệnh viện tuyến cuối cần được hỗ trợ hơn, cao hơn.
Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Quốc Bình, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, với đơn vị tuyến cuối, nhu cầu của người bệnh biến động không ngừng, chỉ đến cuối ngày mới biết khám cho bao nhiêu người, đáp ứng thế nào. Hiện nay, vấn đề cung ứng thuốc đã tốt hơn 11-12% so với giai đoạn trước.
Ông Bình nhận định, có nhiều tình huống dẫn đến thiếu thuốc. Kể cả có hợp đồng mà giao không kịp cũng có thể thiếu. Về mặt lâu dài, Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn đáp ứng được thuốc điều trị cho bệnh nhân. Chợ Rẫy đang thực hiện 5 gói thầu mua sắm, theo quy định của Luật Đấu thầu mới ban hành (hiệu lực từ ngày 1/1).
Đại diện Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM bày tỏ, khó khăn nhất là việc khống chế khám chữa bệnh theo toa của BHYT. Rất nhiều lần nơi này phải giải trình mà không giải thích được, khi có những bệnh không thể dùng thuốc generic (thuốc công thức) mà phải kê biệt dược gốc, khiến chi phí đội lên rất cao.
Thứ hai, có trường hợp đấu thầu nhưng chỉ có một báo giá duy nhất, không thể kiểm tra được các tiêu chuẩn chuyên môn. Nếu ở nơi khác có hãng khác báo giá thấp hơn sẽ gây khó cho bệnh viện.
Bác sĩ Lê Trung Chánh, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM bày tỏ, hiện nay vẫn còn tâm lý lo sợ nói chung trong nhân viên y tế. Như ở bệnh viện ông, có bác sĩ nói thẳng: "Làm gì thì làm, đừng cho em làm công tác đấu thầu là được". Thực tế, ban đầu bệnh viện tuyển họ về với mục đích làm chuyên môn, nhưng giờ lại phải tham gia đấu thầu.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Châu Văn Đính, Giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM chia sẻ, một số thời điểm đơn vị thiếu dụng cụ kết hợp xương. Dù có nhiều lời khuyên không nên mua sắm trực tiếp sẽ dễ gặp rủi ro về quy định, đơn vị vẫn phải cố gắng mua, vì bệnh nhân không thể chờ.
Bên cạnh đó, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình cũng phối hợp với những đơn vị bạn chuyển một số bệnh nhân sang điều trị. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời.
"Chúng tôi là những người làm chuyên môn, không có kinh nghiệm làm công tác đấu thầu. Do đó sau khi có một số vụ việc, anh em lo sợ, xin nghỉ. Hiện tại bệnh viện phải đấu thầu thông qua đơn vị tư vấn thầu, nên sẽ có phần kéo dài hơn. Dù vậy, thực tế cũng bắt đầu có đường ra", bác sĩ Đính nói.
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trí Thanh, Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức cho biết, thời gian qua vì công nợ của đơn vị quá nhiều, nên có thời điểm các công ty không cung ứng hàng, gây thiếu hụt nhiều loại thuốc.
Như các thuốc gây tê tủy sống, vì không được cung ứng nên ảnh hưởng đến việc sinh nở của các sản phụ. Sau đó, bệnh viện đã cố gắng làm việc với các công ty để được giải quyết việc cung ứng thuốc trở lại. Điều này được ông Thanh nhận định là vấn đề của riêng đơn vị.
Thứ hai là khó khăn trong đấu thầu vật tư về răng hàm mặt, thẩm mỹ, như răng sứ, hệ thống labo làm răng. Có lẽ vì số lượng ít, giá trị không nhiều nên các công ty không tham gia thầu.
Bên cạnh đó, một số trường hợp trúng thầu xong lại không đáp ứng được chất lượng. Như chỉ khâu tầng sinh môn, chưa đủ ngày, vết thương chưa kịp lành đã đứt. Hay catheter lọc thận, dung dịch sát trùng tay... vừa qua cũng không đảm bảo, gây ảnh hưởng đến việc điều trị, bệnh viện phải tìm cách khắc phục.
Một khó khăn khác là việc nhân viên y tế Bệnh viện TP Thủ Đức nghỉ việc nhiều, nên lực lượng tham gia đấu thầu thiếu và không có kinh nghiệm, dẫn đến tâm lý sợ, gây chấm thầu sai sót, làm tiến độ chấm thầu kéo dài.
Thiếu tướng, tiến sĩ, bác sĩ Trần Quốc Việt, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) chia sẻ, trong quý 1 năm nay, chi phí khám BHYT bình quân từng bệnh nhân tại đơn vị cao hơn 14,6 triệu đồng so với năm trước.
Để giảm xuống, bệnh viện chỉ còn cách nhận khám những ca có chi phí điều trị thấp hơn rất nhiều để bù lại. Từ đó khiến số lượng bệnh nhân cao hơn, là một phần của nguyên nhân gây quá tải.
"Chúng tôi không muốn giải trình về các chi phí. Cần xem xét phân loại phù hợp với đặc thù bệnh nhân, chi phí khám theo ICD 10 (phân loại bệnh tật) của tuyến trên phải khác tuyến dưới", ông Việt nói.
Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 đề xuất, Bộ Y tế có thể ủy quyền hẳn cho bệnh viện, đơn vị đủ năng lực một gói đấu thầu lớn, giống như Bộ Quốc phòng đã thực hiện với Bệnh viện Quân y 175, để các đơn vị có sự chủ động mua sắm phù hợp.
"Chúng tôi dám làm và chịu trách nhiệm. Còn thuốc đấu thầu phải mua loại chất lượng cho bệnh nhân", thiếu tướng Trần Quốc Việt khẳng định.
相关文章:
相关推荐:
1.1077s , 6644.4453125 kb
Copyright © 2025 Powered by Chỉ khâu "chưa lành vết thương đã đứt" và đề nghị của Thứ trưởng Bộ Y tế_bóng đá cá cược,Fabet