Tại Diễn đàn Lãnh đạo trẻ Việt Nam 2014,Đườngđếnthànhcôlịch thi đấu philippines có tới hơn 500 người trẻ khởi nghiệp tham gia. Tại đây, các doanh nhân trẻ nổi bật đã cùng chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển.
Anh Tề Trí Dũng (trái) và anh Lâm Đình Thắng chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp với thanh niên. |
Đừng bao giờ bỏ cuộc!
Anh Mai Trường Giang, Tổng Giám đốc Công ty CP Khuông Việt mang đến câu chuyện về sự thất bại và thành công của chính mình. Từ nhỏ, Giang được gia đình định hướng phải học thật giỏi để thoát nghèo. Tuy nhiên, đến năm thứ hai ở Học viện Bưu chính Viễn thông, Giang xin bảo lưu kết quả học và xác định lại con đường đã chọn.
Chuyên tâm đi học Anh văn, anh được học bổng của Chính phủ Singapore. Qua đó, anh vừa đi học, vừa đi làm. Ra trường, anh làm việc cho một công ty thiết kế, với mức lương 2.000 đôla Singapore/tháng. Rồi anh làm môi giới bất động sản, với thu nhập 10.000 đôla Singapore/tháng. Thu nhập cao nhưng Giang luôn mong về quê nhà lập nghiệp. Khi mua được thương hiệu Chewy Junior, anh về Việt Nam. Tuy nhiên, mọi thứ không dễ. Sáu tháng sau khi khởi nghiệp, anh lỗ 300 triệu đồng, cùng một khoản nợ không nhỏ. Anh xác định lại đối tượng khách hàng. Động tác này khiến công việc kinh doanh nhanh chóng thuận lợi.
Theo anh Giang, chi phí để khởi nghiệp ở Việt Nam rất thấp. Người Việt Nam duy tình hơn duy lý. Khi làm ăn thua lỗ, chủ nhà sẵn sàng cho anh nợ tiền thuê nhà đến nửa năm. Nhiều người trẻ khởi nghiệp đặt câu hỏi, làm sao biết mình đang làm đúng hay sai? Anh Giang cho rằng, các bạn xác định có để 100% sức lực vào công việc hay không, có bị chi phối bởi thương hiệu hay công việc khác hay không? Nếu có thì tự các bạn đã làm mình thất bại. thông thường, những người trẻ có ít tiền khởi nghiệp thì lại dễ thành công hơn người có nhiều tiền. Có nhiều tiền, các bạn sẽ đầu tư lan man, không trải qua khó khăn nên khi gặp trở ngại sẽ dễ nản lòng, rồi bỏ cuộc. Anh nhấn mạnh: “Nếu khởi nghiệp kinh doanh mà các bạn cứ lỗ thì bỏ, làm sai lại bỏ thì không bao giờ các bạn thành công. Vì vậy, khi khởi nghiệp, các bạn cần phải có tư duy tích cực. Đừng bao giờ bỏ cuộc!”.
Anh Lê Hải Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Mắt Bão chi sẻ, khi khởi nghiệp, các bạn cần trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu tiền? Sức mình tới đâu? Với chừng đó tiền và chừng đó sức, đứa con tinh thần của các bạn khi nào sẽ tự sống được? Khi nào sinh lời? Qu đó, các bạn phải tính được trong quá trình khởi nghiệp có thể xảy ra rủi ro gì. Hãy liệt kê các rủi ro về thuế, thị trường, nhân sự… rồi nhẩm tính, với số tiền mình đang có thì “đứa con tinh thần” sẽ “sống” được bao lâu, sẽ giải quyết các rủi ro thế nào? Cuối cùng mới tính đến chiến lược kinh doanh, quản lý dòng tiền… Nhìn lại hành trình khởi nghiệp trong 8 năm qua, anh Bình cho biết, nó đã vận hành theo đúng quy trình trên. Năm 2001, anh khởi nghiệp lúc đang làm khóa luận tốt nghiệp đại học. Khi đó, anh cũng không có nhiều tiền nhưng tính toán được chi phí để “nuôi” nó. Thời đại bây giờ, rất khó để khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Anh Nguyễn Thành Nam, Viện trưởng Viện đào tạo FPT, khuyên người trẻ nên học nghề trước khi khởi nghiệp. Lúc khởi nghiệp tại FPT, anh Nam đã đi rửa chén, pha trà, dọn phòng máy, phụ sơn máy lạnh, đánh máy, in ấn… Tất cả đều làm rất hăng say. Nếu có năng lực nhưng cứ đứng mãi ở dưới tầng thấp, các bạn chỉ nhìn thấy các trở ngại. Anh Nam cho rằng, thời của anh đứng ở “tầng 1” nên khi FPT làm thành công hợp đồng cho Vietnam Airline, Ngân hàng Mybank của Malaysia thì đã “mừng hết lớn”. Bây giờ, các bạn trẻ đứng trên “tầng 10” nên bán sản phẩm đến tận Mỹ và người tiêu dùng toàn cầu, như trường hợp của Nguyễn Hà Đông, là chuyện bình thường.
Phát triển bền vững
Anh Lâm Đình Thắng, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn TP.HCM cho biết, chưa bao giờ, tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên mạnh mẽ như lúc này. TP.HCM đã đầu tư hơn 7 tỷ đồng, mở các lớp học khởi nghiệp miễn phí tại Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp. Các bạn sinh viên rất biết tận dụng các lớp học này để tích lũy thêm kiến thức nền tảng cho quá trình khởi nghiệp sau này. Ngày nay, thanh niên Việt Nam tràn đầy khát vọng vươn lên, sẵn sàng thử nghiệm cái mới. Vấn đề còn lại là tầm nhìn khi khởi nghiệp và khả năng lãnh đạo.
Để làm lãnh đạo, phải có tố chất và khả năng chịu áp lực, dẫn dắt tập thể tiến lên. Tố chất lãnh đạo có thể là bẩm sinh nhưng cũng được tích lũy trong quá trình rèn luyện. Dó đó, muốn lãnh đạo tốt thì phải có sự tự tin dấn thân, sự tín nhiệm để dẫn dắt và không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức. Khi có được khát vọng đưa đất nước tiến lên, khát vọng đổi mới bản thân thì câu chuyện khởi nghiệp sẽ tạo thành động lực lớn biến ước mơ thành hiện thực.
Ở tuổi 33, Tề Trí Dũng được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty Bến Thành. Theo anh Dũng, điểm yếu của thanh niên khởi nghiệp là mong muốn có được thành công nhanh chóng. Việc ít chịu lắng nghe, tự tin thái quá khiến các bạn dễ vấp thất bại đầu đời. Anh Dũng nhấn mạnh: “Phải chịu khó nghe, nhọc từ đàn anh, phải chấp nhận những phản biện, góp ý để phát triển bản thân liên tục. Các bạn phải tích lũy đủ hai loại kiến thức: Kiến thức nền và kiến thức mũi nhọn. Khi tích lũy đủ sẽ có thay đổi trong tầm nhìn và chiến lược”.
Tinh thần khởi nghiệp của người trẻ Việt Nam đang lên cao. Ra trường, các bạn đi làm 3-5 năm, rồi tách mở công ty riêng. Tuy nhiên, 10 bạn mở công ty riêng chỉ có 3-4 bạn thành công. Điểm khác biệt lớn nhất giữa các bạn thành công với thất bại nằm ở chỗ biết tích lũy đủ kinh nghiệm và biết áp dụng kinh nghiệm đó vào thực tiễn.
Ca sĩ, nhạc sĩ Thanh Bùi cho rằng, lãnh đạo truyền cảm hứng nằm ở việc không phê phán, mà chia sẻ cùng nhau. Khi khởi nghiệp, các bạn hãy làm những việc nhỏ với một tình yêu lớn. Với cảm hứng bền bỉ, chắc chắn các bạn sẽ thành công.
Diễn đàn Lãnh đạo trẻ Việt Nam – Vietnam Young Leaders Forum, do Hội Liên hiệp Thanh niên TP.HCM, Hội Doanh nghiệp trẻ TP.HCM và Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp, tổ chức. Đây là Diễn đàn đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng lãnh đạo trẻ tiềm năng. Tất cả người tham dự đều có thể chia sẻ câu chuyện thành công, bộc bạch những bài học thất bại. Vietnam Young Leaders Forum sẽ là sự kiện tổ chức thường niên dành cho những nhà lãnh đạo trẻ và tạo ra mạng lưới các nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc tại Việt Nam. |
(Theo Quế Sơn/ Sinh Viên Việt Nam)