7 năm sau khi Trung Quốc giới thiệu kế hoạch Made In China 2025 đầy tham vọng,ốclàmốiđedọavớiMỹtrênmọimặttrậncôngnghệbarca vs rayo vallecano Chủ tịch nước Tập Cận Bình dùng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc để kêu gọi nhân đôi nỗ lực nhằm “thắng trận chiến công nghệ lõi quan trọng”. Lời kêu gọi của ông phản ánh căng thẳng ngày một tăng giữa Trung Quốc và Mỹ vài năm trở lại đây. Bloomberg đã đưa ra 7 lĩnh vực minh họa hành trình Bắc Kinh tiến gần đến vị thế của Washington trong mặt trận công nghệ hiện đại, giải thích lý do chính quyền ông Biden cảm thấy bị đe dọa tới mức phải tăng cường các lệnh cấm vận. Bùng nổ nghiên cứu Kinh tế bùng nổ cũng là lúc Trung Quốc đầu tư không ngừng nghỉ vào công nghệ. Nước này hiện chỉ đứng sau Mỹ về tổng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Theo Bloomberg, các thời kỳ khủng hoảng kinh tế là cơ hội để Trung Quốc thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Sau cú nổ dotcom năm 2000 và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, chi phí R&D của Mỹ tăng chậm hơn hoặc thu hẹp, trong khi Trung Quốc tiếp tục mở rộng. Dù Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chưa công bố số liệu năm 2021, Trung Quốc thông báo số vốn đầu tư chính thức tăng hơn 14% lên 2,8 nghìn tỷ NDT (388 tỷ USD) vào năm ngoái. Ngân sách R&D liên bang Mỹ giảm 2,6% xuống 165,6 tỷ USD, theo Trung tâm Thống kê Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia. Nhu cầu công nghệ cao tăng trưởng Trung Quốc tích cực nhập khẩu vệ tinh, cáp quang, silicon, máy chiếu laser và các sản phẩm công nghệ khác giúp củng cố phát triển công nghệ hiện đại. Thị phần của Trung Quốc trong kim ngạch nhập khẩu sản phẩm công nghệ cao toàn cầu tăng ổn định trong thập kỷ vừa qua, từ 16,3% lên 18,6%, theo số liệu của Kim Min Woo, nhà nghiên cứu của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc. Một phần là do Trung Quốc là “công xưởng thế giới” nên phải nhập các linh kiện công nghệ cao để lắp ráp sản phẩm như điện thoại, máy tính để xuất khẩu. Song, lượng hàng nhập khẩu lớn đồng nghĩa Trung Quốc dễ bị tổn thương khi Mỹ tăng cường kiểm soát xuất khẩu. Đặc biệt, điện toán hiệu suất cao – công nghệ cần thiết đối với hàng không vũ trụ, vũ khí và trí tuệ nhân tạo – có thể bị thiệt hại nghiêm trọng nếu lệnh cấm của Mỹ mở rộng hơn, theo hãng nghiên cứu TrendForce. Vị thế siêu máy tính Trung Quốc vượt Mỹ về số lượng siêu máy tính vào năm 2016 và khoảng cách được nới rộng nhất vào năm 2020. Tuy nhiên, vị thế dẫn đầu đang bị thu hẹp khi Mỹ hạn chế Trung Quốc tiếp cận thiết bị hiện đại, theo dữ liệu từ TOP500, dự án theo dõi xu hướng trong điện toán hiệu suất cao. Siêu máy tính được dùng cho nhiều mục đích, từ dự báo khí hậu đến phát triển vaccine, khám phá không gian. Chúng cũng mô phỏng các vụ thử hạt nhân, phòng thủ tên lửa, xử lý lượng lớn dữ liệu dùng trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Chính quyền ông Biden vừa cấm bán chip dùng trong siêu máy tính và AI cho Bắc Kinh. Tốc độ siêu máy tính Vấn đề càng trầm trọng hơn với Trung Quốc khi xét đến hiệu suất siêu máy tính. Nếu Bắc Kinh vật lộn với việc tăng tốc độ, Mỹ lại bắt đầu vượt lên từ năm ngoái, cùng thời điểm áp lệnh cấm vận với 7 hãng siêu máy tính Trung Quốc. Mỹ dẫn lý do các hoạt động của 7 doanh nghiệp làm xói mòn an ninh quốc gia hay lợi ích chính xác ngoại giao của nước mình. Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc từ Mỹ và cho rằng hành động nhằm ngăn chặn Trung Quốc vượt Mỹ. Ảnh hưởng của AI Hiệu suất siêu máy tính trì trệ đối lập với số lượng nghiên cứu AI ngày một tăng tại Trung Quốc. Các học giả trong nước được “tăng lực” vào năm 2017 khi chính phủ đặt mục tiêu dẫn đầu AI thế giới vào năm 2030. Họ tập trung vào các nhiệm vụ liên quan đến giám sát như truy vết, nhận diện hành động, nhận diện đối tượng, theo Báo cáo Thực trạng AI 2022 của hai nhà đầu tư Nathan Benaich và Ian Hogarth. Dân số 1,4 tỷ cũng giúp họ có được lợi thế so với Mỹ. Quy mô ngành chip Ngành công nghiệp chip 550 tỷ USD là tiền tuyến trong cuộc chiến công nghệ giữa hai quốc gia. Trung Quốc sản xuất 17% chip toàn cầu năm 2022, tăng từ 2% năm 2000, còn thị phần của Mỹ giảm từ 24% xuống 12% trong cùng kỳ. Năm 2030, Trung Quốc dự kiến tăng thị phần lên 24% còn Mỹ xuống 10%, theo báo cáo của Trung tâm Khoa học và Các vấn đề quốc tế Belfer thuộc Đại học Harvard. Báo cáo được công bố trước khi Mỹ ban hành các lệnh cấm vận mới nhất. Một điểm số quan trọng trong cuộc đua là tiến trình thu nhỏ kích thước bóng bán dẫn trong các con chip. Vào tháng 7, SMIC của Trung Quốc được cho là phát triển thành công con chip trên quy trình 7nm, lật đổ các dự báo trước đó rằng hãng không thể sản xuất chip dưới 10nm do lệnh cấm bán máy in thạch bản tiên tiến của Mỹ. Bất chấp thành công này, Trung Quốc vẫn chưa thể xây dựng được ngành công nghiệp chip nội địa dù đã rót hàng tỷ USD trong các năm qua. Đầu tư cho startup Mỹ còn cấm bán công cụ sản xuất chip cho doanh nghiệp Trung Quốc, bao gồm phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử quan trọng đối với hoạt động đúc chip. Điều này buộc Bắc Kinh phải đẩy nhanh tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Theo ấn phẩm Semiconductor Engineering, startup Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip và công nghệ then chốt khác đã đánh bại Mỹ trong việc gọi vốn vào tháng trước. Kwon Seok Joon, tác giả báo cáo “Chiến tranh bán dẫn Đông Á” – giảng viên môn chế tạo chip tại Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc), nhận định: “Trung Quốc tin rằng thứ gì không giết được bạn sẽ khiến bạn mạnh hơn. Đây là một trận chiến tốn kém với Mỹ và sẽ càng căng thẳng sau Đại hội do ông Tập đẩy mạnh nỗ lực tự chủ”. Du Lam(Theo Bloomberg)