Cả kỳ nghỉ hè hai cậu bé chỉ ở nhà phụ việc cho cha mẹ nhưng chúng vẫn vui vẻ và làm việc một cách say mê. Dạy con bài học về đồng tiền Cho con hiểu giá trị của đồng tiền,ạyconbàihọcvềđồngtiềntừviệclàmthêmngàyhètigres uanl vs sự vất vả của cha mẹ để kiếm tiền chi trả cho các khoản sinh hoạt của gia đình là bài học mà chị Tống Ngọc Anh và anh Nguyễn Vĩnh Khanh muốn dạy cho hai con trai, Thiên Anh (11 tuổi) và Thiên Ân (7 tuổi). Vợ chồng chị đều là giảng viên đại học, từng có thời gian dài sống ở TP. Hồ Chí Minh, hiện đang sống và làm việc tại Úc. Chị Ngọc Anh cho biết, nghỉ hè ở Úc không dài như Việt Nam, chỉ 1 tuần hay 10 ngày. Hè này, kế hoạch của chị dành cho hai con là “ở nhà phụ cha mẹ làm việc”. Vợ chồng chị làm việc liên quan đến dịch vụ du lịch, hè là mùa du lịch nên dịp này là bận nhất. Hai con trai vẫn thường phụ giúp bố mẹ các việc vừa sức của mình. Chị cho biết, các con phụ việc cho bố mẹ sẽ không có “lương” bởi công việc này nằm trong danh mục đóng góp sức lao động cho thu nhập gia đình. “Nhà mình có nguyên tắc là con cái không được kiếm tiền từ bố mẹ. Giúp bố mẹ kiếm tiền là việc cần làm. Còn muốn kiếm tiền riêng thì các con làm công việc riêng, như lượm vỏ lon chẳng hạn. Tôi hay nói để con hiểu về các khoản chi tiêu trong gia đình, bố mẹ đang làm gì để có tiền trả, hai con giúp bố mẹ là góp công sức cho gia đình là hai con vui vẻ làm ngay”, chị Ngọc Anh nói. Chị Ngọc Anh dạy con về giá trị đồng tiền từ khi còn rất nhỏ. Ở nhà chị cho con cầm tiền ra siêu thị mua đồ, chị thường cho tiền thừa để các con tự tính toán. Ở trường chị cho con tiền tiêu vặt nhưng về nhà phải kể lại những gì đã mua. Chị sẽ góp ý cho con nên mua cái này, không nên mua cái kia dựa trên phân tích chất lượng và giá cả. “Tụi trẻ rất thích ô tô, mình bảo chúng tìm hiểu giá các loại ô tô, để có khái niệm về tiền và biết so sánh. Những khoản mua bán trong nhà mình cũng hay kể với con để con biết. Trong các chuyến đi, mình đều giao cho hai con ghi chép và tính toán chi phí, rằng chỉ có 1 khoản cố định này cho cả chuyến đi, con phải tính toán như thế nào cho đủ”, chị nói. Hai con luôn chủ động phụ mẹ nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, gấp chăn gối, quần áo. Sáng dậy vội đi làm chưa kịp gấp chăn gối, về nhà đã thấy hai con dọn dẹp giường của bố mẹ gọn gàng, còn kèm thêm lá thư vẽ hoa. Yêu lao động và biết sẻ chia Cho con làm quen với các công việc phù hợp với lứa tuổi từ nhỏ nên cả hai bé nhà chị Ngọc Anh đều không ngại lao động. Thậm chí chúng còn thích thú khi được phụ cha mẹ làm việc. “Bất ngờ một ngày những người làm việc ở đây nghỉ để chuẩn bị cho một sự kiện, bố mẹ kiếm người không kịp, bò ra làm bù phần trống. Hai anh em cũng đến phụ giúp bố mẹ. Làm mãi cũng tối, muộn rồi vẫn chưa xong việc, cả nhà lại chia làm hai tổ, mỗi người một trạm làm việc. Ăn uống, dọn xong mẹ nói Ân lấy cái gối ra nằm đây cạnh mẹ ngủ đi. Ân lóc cóc chạy đi lấy gối ra đặt xuống cạnh mẹ, trước khi ngủ còn nói: Con cám ơn mẹ! Ý là cám ơn vì mẹ vẫn tiếp tục làm việc và để mình ngủ trước”, chị Ngọc Anh kể. Hai bé Thiên Anh, Thiên Ân tự gây quỹ riêng bằng cách lượm vỏ lon. Thấu hiểu về sự vất vả của cha mẹ để kiếm ra đồng tiền trang trải cho sinh hoạt gia đình nên cả hai anh em đều có ý thức chia sẻ việc nhà với bộ mẹ. Hai anh em tự động giúp bố mẹ gấp quần áo, gấp chăn gối gọn gàng sau khi ngủ dậy. Cậu em út Thiên Ân 7 tuổi còn tự biết chiên cơm chuẩn bị bữa trưa cho hai anh em đi học. Hai anh em Thiên Anh, Thiên Ân tự lập quỹ riêng bằng cách đi lượm vỏ lon bia để bán đồng nát. Biết giá trị của đồng tiền nên cả hai chi tiêu rất thận trọng, chúng dùng số tiền riêng này để mua quà cho bố mẹ, bạn bè, tự mua bữa trưa ở trường, mua đồ ăn mời các bạn và bố mẹ. “Thỉnh thoảng còn góp tiền thuê nhà cùng bố mẹ nữa. Chúng không có nhiều nhưng mình cứ hỏi để cho tụi nhỏ đóng góp cho biết sẻ chia. Không đáng bao nhiêu nhưng trích một phần tiền của mình ra để mẹ trả tiền nhà”, chị Ngọc Anh nói. Con trai lớn Thiên Anh luôn là người chịu trách nhiệm tính toán chi tiêu cho cả gia đình trong các chuyến đi xa nhà. Cả hai anh em đều biết tiết kiệm, không đòi hỏi cha mẹ mua sắm đồ chơi hay những vật dụng không cần thiết. Thậm chí con còn chủ động từ chối tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường nếu tốn quá nhiều tiền. Chị Ngọc kể: “Có bữa ăn tối xong, Thiên Anh đưa bố tờ giấy đăng ký đi thăm vườn thú cùng trường. Đợi bố đọc xong, Ân mới chỉ về phía tờ giấy trên ghế Sofa, hỏi có vẻ không mấy hào hứng “Thế bố mẹ đã đọc cái kia chưa?”. Bố cầm xem, reo lên “A đi bơi”. Một lúc sau Ân nói: "Hôm nay ở lớp lúc cô nói đi bơi, tất cả lớp các bạn hò reo, hát múa đấy. Nhưng chỉ có mình con không reo hò thôi, con ngồi im. Vì các bạn chỉ nghe cô nói sẽ được bơi các bạn thích, còn con nghe thấy 75 đô, nên con không reo hò, con còn nghĩ là đắt quá...". Thấy thương thương vì thấy con có vẻ hiểu chuyện hơi phần cam chịu. Nhưng mình cũng mừng. Lâu nay mỗi lần mẹ nói với hai đứa rằng nhà mình không có nhiều tiền để tiêu thoải mái cho món a, b,c, d gì đó đâu mỗi khi hai đứa đòi mà mẹ thấy chưa phù hợp hay lãng phí, các con toàn cãi lại. Đến bây giờ nghe chừng đã có ít hiệu quả rồi. Điều mẹ muốn từ các con là sống đừng bao giờ sống cao hơn mức mình có thể, ngang bằng cũng không nên. Phải hơi biết nhịn nhịn chút mới ưng, mới đẹp, mới dễ”. Kim Minh