Trường học không cần sách giáo khoa_keo nha cai de
时间:2025-01-22 11:58:54 出处:La liga阅读(143)
Hiện nay, tại Israel có khoảng 10% trên tổng số 4.000 trường phổ thông đãđăng ký tham gia chương trình thực nghiệm nằm trong chuỗi cải cách và đổi mớiGD của Bộ GD Israel bắt đầu từ năm 1990.
Tuy nhiên, trên thực tế, số trường triển khai thành công và được Bộ duyệt đểthực hiện chính thức là rất thấp, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1/3 trong tổng số 10%nêu trên. Trong hai ngày qua, thật may mắn đã được bạn bố trí cho đi thăm haitrường thực nghiệm: Một tiểu học, một trung học....
Trường học không cần sách giáo khoa
Ein Karem Experimental High School là một trường không quá thiên về tôn giáovà hiện có khoảng 720 HS từ lớp 7 đến lớp 12 dang theo học. Thành lập cách đây65 năm, với lợi thế của cơ sở vật chất là một trường từng tập trung về lĩnh vựcnông nghiệp, trường đã đăng ký với Bộ GD để chuyển thành trường thực nghiệp từ 5năm nay.
Cô hiệu trưởng phụ trách khối cấp 2 của trường (từ lớp 7 đến lớp 9) cho biếtlý do của việc xin tiến hành thực nghiệm: Giáo viên chúng tôi nhận thấy với việcdạy học theo cách truyền thống, lượng kiến thức HS nhận được rất thấp. Chúngtôi quan niệm tất cả mọi kiến thức ở trường đều phải kết nối với cuộc sống và HSphải sử dụng được.
"Vì thế, trường đã quyết định đăng ký thực hiện phương pháp PBL (Project byLearning - Học theo dự án) để thay đổi cách dạy cho HS" -lời cô hiệu trưởng.
Trong chuồng trại, vườn rau..., chỗ nào cũng có thể thấy các HS bận rộn thế này. Trường không bao giờ và cũng không có ngân sách cho việc thuê người làm. Tất cả HS đều phải tham gia làm việc hàng ngày ở trường và các em rất hứng thú với những công việc đó. |
Có rất nhiều dự án để chọn và chỉ riêng việc tìm dự án cũng đã làm cho cảthầy và trò đều thích thú, cảm thấy việc dạy cũng như việc học không hề nhàmchán mà luôn đầy ắp hứng khởi.
Một nữ sinh lớp 9 kể cho chúng tôi một ví dụ: Năm ngoái, em nghiên cứu vềlịch sử và làn sóng nhập cư của người Do Thái sau năm 1948. Nhiệm vụ của em làphải tưởng tượng mình là một người nhập cư vào thời điểm đó và ghi chép thànhmột cuốn nhật ký về việc này. Như vậy, em phải tìm hiểu mọi thứ và phải biết rấtrõ thì mới làm được. Em kết luận một cách phấn khởi: Sau khi làm xong dự án, cóthể cũng còn một số việc em chưa biết nhưng em nhớ rất rõ về mọi chuyện liênquan đến chủ đề này.
Thầy giáo phụ trách chương trình PBL của trường chia sẻ thêm:"Chúng tôi chủtrương không dạy cho HS quá nhiều thứ mà quan trọng hơn là phải giúp cho các emhiểu thật sâu. Trong thời đại ngày nay, kiến thức không còn quan trọng nữa, vìcó thể tìm được mọi thứ trong kho dữ liệu thông tin khổng lồ ở trên mạng. Điềuquan trọng hơn là phải giúp HS có các kỹ năng chọn lựa và sử dụng kiến thứccó hiệu quả. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng khoảng 30% HS của chúngta có thể sẽ chọn lựa những nghề nghiệp tương lai mà hiện nay chưa hề xuất hiện.
Và vấn đề của giáo viên là phải làm sao giúp các em bước vào một tương laimà ngay bây giờ chúng ta không thể hình dung được nó sẽ diễn ra như thế nào".
Việc thực hiện dự án được tổ chức rất đa dạng và nghiêm túc với nhiều mức độkhác nhau. Có những dự án đơn giản nhưng cũng có những dự án phức tạp. HS cóthể chọn dự án cá nhân hoặc theo nhóm. Thông qua việc thực hiện dự án, HS cũngđồng thời học được cách quản lý thời gian, biết tổ chức và quản lý công việcsao cho hiệu quả nhất. Quy trình hoàn tất dự án là một thách thức khó khăn vớiHS vì các em sẽ phải trình bày dự án trước thầy cô, cha mẹ và đặc biệt là trướccả các chuyên gia trong ngành.
Tôi hỏi thầy rằng giả sử trong nhóm thực hiện dự án có những em làm biếng hơn,không tích cực tham gia vào dự án thì sao? Thầy giáo tự tin: "HS ở Israelđược dạy không biết thỏa hiệp với những mặt tiêu cực trong cuộc sống. Các em sẽkhông ngần ngại đấu tranh với những người bạn lười biếng và vô trách nhiệm.Mà nếu có xảy ra tình trạng này, các em cũng sẽ học được một bài học rằng: Trong cuộc sống luôn có kẻ lười và người chăm chỉ. Đó là vấn đề của cuộc sống màcác em sẽ phải tập đối diện với nó và tìm cách giải quyết!".
Giờ ra chơi chủ động: Rất nhiều trò chơi khác nhau của HS do HS lớp lớn thiết kế và tổ chức thực hiện. |
Việc dạy theo dự án như vậy có đảm bảo cung cấp kiến thức toàn diện cho HS đểcác em vẫn đạt được kết quả thi cử theo quy định của Bộ GD không? Câu trả lờilà: HS vẫn được trang bị những kiến thức cơ bản theo nội dung chương trình khungmà Bộ đã quy định. Các em chỉ chọn lựa những vấn đề cốt lõi để làm dự án....
Ở ngôi trường này, các HS còn thiết lập mô hình câu lạc bộ HS. Kinh nghiệmcho thấy rằng ở lứa tuổi trung học, các em rất thích trò chuyện với nhau vàvới các giáo viên trong thời gian ngoài giờ học, thông qua việc ngồi uống càphê. Các giáo viên của trường có nghĩa vụ phải tham gia các buổi trò chuyệnvới HS theo hình thức đó để hiểu HS, giúp đỡ các em giải quyết những vấn đềkhó khăn trong cuộc sống, đồng thời chia sẻ kiến thức với các em và học lại từchính HS của mình.
Tôi rất ấn tượng với quan điểm của những người làm nghề giáo ở đây: "Chúngtôi không chỉ dạy HS như một giáo viên mà còn phải là các educator (nhà giáo dục)".
Nếu học sinh không thích chơi thì có thể đến khu vực chuồng trại |
Trường như một doanh nghiệp sản xuất đa ngành
Theo chân thầy phụ trách chương trình PBL đi tham quan trường, chúng tôi thậtsự... choáng ngợp về thành quả của việc áp dụng dạy theo dự án cho HS tại đây.
Cả trường như một doanh nghiệp sản xuất đa ngành! Có hẳn một nhà nuôi chóvới nhiều giống chó khác nhau để có thể bán ra bên ngoài. Tuy nhiên, GV phụtrách nhấn mạnh:"Đó không phải chuyện quan trọng. Quan trọng hơn là chúng tôikhông chỉ dạy cho HS nuôi một con chó. Thông qua việc chăm sóc chó, các em sẽhọc được cách tôn trọng nhau và thương yêu bạn bè của mình hơn".
Ở khu nuôi gia cầm và gia súc, chúng tôi được thăm khu vực sản xuất trứngchim cút. Chim cút được nuôi kiểu công nghiệp, khi đẻ trứng, trứng sẽ được thuhoạch và xử lý vệ sinh an toàn thực phẩm rồi đóng vào hộp giấy để cung cấp chocác siêu thị. Tại khu ươm cây giống, các loại cây ươm trồng cũng sẽ được báncho các nhà vườn trong thành phố. Tất nhiên là khi tham gia vào các dự án chănnuôi hoặc trồng trọt như thế, HS đã có thể học được rất nhiều bài học sốngđộng, bổ túc cho những kiến thức phải học theo chương trình.
Ấn tượng nhất là xưởng sản xuất xà bông đang xuất khẩu sản phẩm đi 16 nướckhắp thế giới (trong đó có Việt Nam).
Người phụ trách xưởng nguyên là Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp đã nghỉ hưu.Ông có 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược liệu thiên nhiên và đi làm ởtrường hoàn toàn chỉ vì muốn đóng góp trách nhiệm xã hội. Tiếp chúng tôi, ôngtự hào khoe rằng toàn bộ 600 sản phẩm hiện hữu đều là do HS thiết kế và tổ chứcsản xuất.
Mỗi nhóm hoặc mỗi HS tham gia dự án hàng năm đều phải đưa ra một sản phẩm mớilàm hoàn toàn bằng nguồn dược liệu và hương liệu từ thiên nhiên. Các sản phẩmnày phải chưa hề có trên thị trường và thầy cũng chưa từng nghĩ ra!
Sau khi có ý tưởng về sản phẩm, các em phải tiếp tục xây dựng phương án sảnxuất và tiêu thụ, trong đó bao gồm từ việc tìm nguồn nguyên liệu trồng cây,chiết xuất tinh dầu, tổ chức sản xuất... cho đến việc thiết kế mẫu mã bao bì,đặt tên sản phẩm, triển khai kế hoạch marketing và xây dựng các kênh bán hàng.Toàn bộ những công việc này các HS đều phải tự làm và chịu trách nhiệm 100% vềchất lượng cũng như việc tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.
Người phụ trách xưởng xà bông đang giới thiệu các loại sản phẩm 100% thiên nhiên "made in Ein Karem Experimental High School". |
Tất nhiên, sản phẩm phải được đưa đi đăng ký chất lượng và đạt tiêu chuẩn sửdụng theo quy định chung. Một lý do quan trọng khiến các sản phẩm ở đây phải cónguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên là do hàng năm, trường cũng hỗ trợ địa phươngđưa các trẻ em cần giáo dục đặc biệt (như tự kỷ, chậm phát triển...) vào cùnglàm việc với những nhóm HS thực hiện dự án, nhằm giúp các em hoà nhập, vì thếcác nguyên liệu đều phải là loại có thể ăn được để tránh gây nguy hiểm chonhững trẻ này khi các em chưa thể có ý thức và nhận thức đầy đủ như một ngườibình thường.
Trước đây, tôi từng nghe nhiều truyền thuyết về óc kinh doanh tài giỏi củangười Do Thái mà mọi người cứ nghĩ là do "gien". Đến đây rồi mới hiểu rằng vìsao họ thành công như thế!
Với cách dạy HS kinh doanh kiểu này, tôi tin chắc rằng sau khi tốt nghiệpphổ thông, chưa cần phải vào ĐH - mỗi HS ở đây cũng đều có thể trở thành chủ mộtdoanh nghiệp thành công vào bất cứ khi nào các em muốn.
Tất cả các thầy được giao nhiệm vụ phụ trách nhà nuôi gia cầm, vườn ươm câyvà xưởng sản xuất xà bông đều cho biết rằng nhà trường không phải tốn kém mộtđồng nào cho các hoạt động của họ. Trái lại, mỗi năm, dưới sự tổ chức và điềuhành của HS, những cơ sở này còn mang về một nguồn doanh thu không nhỏ để táiđầu tư cho các hoạt động giáo dục khác tại trường.
Ngay đoàn chúng tôi, khi rời ngôi trường này cũng phải "gửi lại" tổng cộngkhoảng 700 USD để mua các sản phẩm chắc chắn 100% từ thiên nhiên trong xưởng xàbông (đã được giảm giá 50% vì là khách đặc biệt của trường). Tôi nói đùa với côTổng Hiệu trưởng rằng đây là lần đầu tiên tôi được "shopping" đúng nghĩa trongmột trường phổ thông và trải nghiệm đó thật là thú vị!
(...còn nữa)
Bài 2:Trường tiểu học dạy học sinh theo kiểu đại học
Cũng giống như ở các trường khác mà chúng tôi đã đến, các em trôngthật tự tin và rất thân thiện. Ở trường này, cũng có vườn cây, khu nuôi chim,gia cầm... nhưng với quy mô nhỏ hơn và chỉ để cho HS học chứ không kinh doanhnhư Trường trung học thực nghiệm Ein Karem.
- Nguyễn Thị Kiều Oanh(Chủ tich HĐQT hệ thống Trường quốc tế Canada và Trường Albert Einstein)
猜你喜欢
- 'Vua quảng cáo' Trương Minh Cường: Tôi có lỗi với vợ cũ và các con
- Võ Chí Công
- Đảng ủy KCN Sóng Thần: Thành lập thêm 1 chi bộ gồm 18 đảng viên là công nhân lao động
- JBIC hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu cam kết tại COP26
- Truy tìm kẻ mang biệt danh T1 trong vụ giả danh Thiếu tướng quân đội lừa đảo
- Đôn đốc tham gia Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII
- Không ngừng vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam
- Chuyển biến trong học tập, làm theo Bác ở xã An Thái
- Danh tính ca sĩ Hàn Quốc tự tử tại ký túc xá