XEM CLIP: Đơn vị tổ chức đấu giá sơ suất để sót 1 phiếu khách hàng
Chiều tối 25/8,Đấugiáđấtvenđạilộkqbd senegal sau một ngày diễn ra đấu giá đất công khai tại trụ sở UBND xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc), ban tổ chức đấu giá đã công khai kết quả với 113/114 lô đất có người trúng giá hợp lệ.
Hồ sơ cho thấy những người trúng đấu giá đất chủ yếu ở các địa phương Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn, TP Vinh. Đáng chú ý, có khách hàng hộ khẩu ở tỉnh Thừa Thiên Huế đấu trúng 2 lô đất là ông Phan Văn Viên.
Đặc biệt nhất, có ông Phan Văn Đào, trú tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là người ngoài tỉnh đấu trúng 15 lô đất, trong đó lô số 42 ông Đào trúng đấu giá nhưng có ông Hoàng Danh Hạnh khiếu nại vì nộp hồ sơ, bỏ giá cao hơn nhưng không được công bố.
Ngay sau đó, đấu giá viên điều hành phiên đấu giá cho tìm kiếm, lục lại các thùng bỏ phiếu và lật lại toàn bộ hồ sơ nhưng vẫn không tìm thấy.
Khoảng 15 phút sau, một người tìm thấy phong bì bỏ giá của ông Hạnh bị mắc kẹt tại khe hở giữa 2 bàn.
Về lô đất số 42, ban tổ chức đã họp bàn, lập biên bản và sẽ trích camera giám sát, xem lại quá trình nhân viên đổ hòm phiếu lên bàn có phải làm rơi, mắc kẹt giữa 2 bàn hay không.
Các lô đất của ông Phan Văn Đào đấu trúng giá dao động từ mức 2,3 đến gần 3 tỷ đồng/lô.
Trong khi đó, chị Ngô Thị Kiều, trú tại xã Nghi Phú, TP Vinh đã đấu trúng 15 lô đất, giá của các lô đất từ 2,2 đến hơn 2,8 tỷ đồng.
Chị Ngô Thị Kiều (áo trắng cầm bút) và ông Phan Văn Đào (phải) là 2 người đứng tên trúng nhiều lô ở khu đất vừa đấu giá. Ảnh: Quốc Huy
Người trúng nhiều lô thứ 3 là ông Đinh Quốc Chung, trú tại TP Vinh (với 12 lô).
Khách hàng trả giá lô đất cao nhất trong phiên đấu giá là ông Lê Thành Chung, hộ khẩu ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) với số tiền 3,7 tỷ đồng. Lô đất này có diện tích 215,9m2, giá khởi điểm là 10,4 triệu đồng/m2 tương ứng gần 2,3 tỷ đồng.
Trong các lô đất trúng đấu giá lần này, chỉ có 2 lô trúng thấp nhất là hơn 1,8 tỷ đồng. Các lô đất còn lại đều có giá từ 2 đến hơn 3 tỷ đồng, cao hơn 30-40% mức giá khởi điểm.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, chuyên viên tài chính xã Nghi Phong cho biết, gần 12h trưa, cán bộ UBND xã, công an, đơn vị điều hành tổ chức đấu giá và tổ giám sát thay phiên ăn bánh mì, uống nước suối bên hành lang. Mọi người làm việc xuyên trưa, không ngừng nghỉ cho đến khi kết thúc phiên đấu giá.
Trúng 15 lô đất vẫn chưa thoả mãn
Khép lại buổi đấu giá, chị Ngô Thị Kiều cho biết, bản thân nộp 40 bộ hồ sơ tham gia phiên đấu giá, kết quả trúng 15 lô nhưng vẫn còn “hơi buồn” vì nghĩ sẽ trúng nhiều hơn dự định.
“Đối với người chưa hiểu đất Nghi Phong thì giá này sẽ là cao. Tuy nhiên đối với người làm bất động sản thì thấy phù hợp. Khu đất này nằm ở vị trí rất đắc địa, từ cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện, 2 bên có Quốc lộ 46 và đại lộ Vinh - Cửa Lò, cùng nhiều yếu tố khác thì với giá đã trúng là không cao” - chị Kiều chia sẻ.
Ông Nguyễn Công Ánh - Chủ tịch UBND xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc) thông tin, khép lại buổi đấu giá cho thấy, nhu cầu mua đất ở của người dân là rất lớn và đây là nhu cầu thật.
“Nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi không mua được lô đất nào tại dự án này. Sắp tới xã Nghi Phong sáp nhập vào thành phố Vinh, theo quy định của Chính phủ sẽ không được phân lô bán nền” - ông Ánh thông tin thêm.
Cũng theo ông Ánh, riêng lô đất số 42, ban tổ chức đấu giá sẽ cho kiểm tra camera giám sát nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của khách hàng tham gia đấu giá.
Trao đổi với VietNamNet, bà Trương Thị Thanh Huyền - Trưởng Phòng TN&MT huyện Nghi Lộc (Nghệ An) chia sẻ, vị trí hạ tầng khu đất được đầu tư khá đẹp, thuận lợi cho người dân xây dựng nhà ở. Mặt khác, tâm lý của người có nhu cầu mua đất tại đây là sắp sáp nhập vào TP Vinh thì giá đất sẽ cao hơn so với giá khởi điểm.
“Nhiều bà con đã tập trung về Nghi Phong với mong muốn sẽ mua được đất qua đấu giá. Thời gian qua, tỷ lệ bỏ cọc tại các khu đấu giá trên địa bàn Nghi Lộc gần như không có. Điều đó có thể thấy không phải nhu cầu mua đất là ảo” - bà Huyền nhận định.