您的当前位置:首页 >Cúp C2 >Sau lệnh cấm dạy thêm, phụ huynh thuê gia sư cho con 10 triệu/giờ_kq bd duc hom nay 正文

Sau lệnh cấm dạy thêm, phụ huynh thuê gia sư cho con 10 triệu/giờ_kq bd duc hom nay

时间:2025-01-26 01:39:47 来源:网络整理编辑:Cúp C2

核心提示

Tin thể thao 24H Sau lệnh cấm dạy thêm, phụ huynh thuê gia sư cho con 10 triệu/giờ_kq bd duc hom nay

Cuối năm 2021,ệnhcấmdạythêmphụhuynhthuêgiasưchocontriệugiờkq bd duc hom nay Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành chính sách ‘giảm kép' nhằm bớt đi gánh nặng cho học sinh. Chính sách này được áp dụng ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Quảng Châu, Quảng Đông, Thượng Hải, An Huy… Cụ thể, học sinh tiểu học và THCS sẽ được giảm gánh nặng làm bài tập và việc học thêm cũng bị hạn chế.

Chính sách ‘giảm kép’ được đưa ra là tin vui dành cho học sinh. Tuy nhiên, đối với phụ huynh đây là nỗi lo vì sợ con không theo kịp các bạn. Trước tình huống trên, nhiều phụ huynh bất chấp Luật đã ban hành vẫn cố tình cho con tham gia lớp học thêm chui. Thậm chí, các gia đình ở thành phố lớn sẵn sàng chi trả hơn 3000 NDT/giờ (khoảng 10 triệu đồng/giờ) để thuê gia sư riêng. 

Lớp học thêm ‘chui’ lợi dụng sự lo lắng của phụ huynh

Ông Hùng Bỉnh Kỳ - Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục thế kỷ 21, cho biết áp lực điểm số là nguyên nhân dẫn đến các lớp học chui xuất hiện. Điều cần làm là cải thiện hệ thống đánh giá năng lực cho học sinh Trung Quốc, thay vì cấm các lớp dạy thêm.

“Trên thực tế, lệnh cấm không mang lại hiệu quả thời gian qua. Thậm chí, chính sách này còn dẫn đến việc một số giáo viên sẵn sàng nghỉ trên trường để dạy chui”, ông Kỳ nói thêm. Theo ông, chính sách này nhằm mục đích “khôi phục giáo dục như một phúc lợi công cộng” vì việc dạy thêm dần bị lợi nhuận hóa.

Minh chứng cho điều này, thời gian qua các công ty giáo dục tư nhân, trung tâm luyện thi đã đánh vào tâm lý lo lắng, nỗi sợ con bị bỏ lại phía sau của bố mẹ. 

Điển hình, tại một tòa chung cư tấm biển quảng cáo dạy thêm đã xuất hiện với nội dung: "Hãy để chúng tôi đào tạo con bạn. Nếu không, chúng tôi sẽ đào tạo đối thủ của chúng". 

Thậm chí, những gia sư giỏi còn được phụ huynh đặt lịch trong vài năm tới. Có phụ huynh đã mất khoảng năm rưỡi để tìm được gia sư dạy tiếng Anh cho con trai 8 tuổi.

Ảnh minh họa: CNA.

Trước trào lưu quảng cáo của lớp học thêm, nhiều phụ huynh không muốn cho con đi học nhưng trung tâm đã tìm cách chèo kéo khiến họ thay đổi quyết định.

Trường hợp của phụ huynh Nguyên Mai là một ví dụ điển hình. Phụ huynh này có con trai 15 tuổi chuẩn bị thi THPT. “Tôi từng nghĩ điểm số phụ thuộc vào việc các em tiếp thu trên lớp và học hành chăm chỉ”, phụ huynh chia sẻ. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi về việc con bị bỏ lại phía sau đã ám ảnh Nguyên Mai.

Kể từ lệnh cấm, phụ huynh này thường xuyên nhận được tin nhắn quảng cáo từ các công ty cung cấp dịch vụ dạy thêm. Sau nhiều lần từ chối, chị cũng đăng ký lớp học thêm tiếng Anh cho con trai. 

Lệnh cấm khiến học phí tăng gấp 10 lần

Sau lệnh cấm, các lớp học thêm, trung tâm luyện thi đều phải đóng cửa, nhiều phụ huynh phải thuê gia sư riêng cho con với giá thành đắt đỏ.

Tại các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, gia sư dạy riêng có giá khoảng 3.000 NDT/giờ (khoảng 10 triệu đồng/giờ). Con số này đã tăng gấp 10 lần so với trước đây, tương đương 1/4 mức thu nhập trung bình của dân công sở.

Trước tình hình trên, một phụ huynh đã cho 2 đứa con lớp 1 và lớp 5 nghỉ học thêm, dù việc này khiến các em học kém hơn. Anh cho biết, phí học thêm hàng tháng trước kia khoảng vài trăm NDT, nhưng giờ mỗi buổi đắt gấp vài lần. 

Tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến khoảng 78,4% gia đình chi tiền cho dịch vụ giáo dục. Trong đó, có khoảng 70% gia đình trả ít nhất 42 triệu/năm tiền học thêm của con. Mức lương trung bình hàng tháng ở các thành phố này hơn 30 triệu.

Điều này, đồng nghĩa với việc một đứa trẻ sẽ tốn ít nhất 12% thu nhập của bố mẹ. Do đó, nhiều gia đình đã ngừng cho con đến lớp học thêm dù lực học của chúng không ổn.

“Tôi cảm thấy bất lực, vì trước đây có thể cho con đi học đại trà, nhưng giờ thì không, mỗi buổi đã đắt hơn gấp vài lần”, một phụ huynh cho biết.

Luôn tồn tại cạnh tranh

Theo các chuyên gia, mấu chốt của vấn đề sẽ luôn tồn tại sự cạnh tranh trong trường học. Ông Trần Chí Cần- Nhà Phát triển Phần mềm Giáo dục, cho rằng học sinh có ít lựa chọn nếu có điểm kỳ thi THPT thấp. Nếu điểm không cao, học sinh buộc phải đi học nghề, điều này khiến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Một phụ huynh khác cũng nói thêm nếu một đứa trẻ vào trường THPT, ngay cả khi không phải là trường điểm, chúng sẽ có môi trường học tập tốt. "Nhưng nếu học sinh vào trường dạy nghề về cơ bản chúng sẽ nghỉ học”, người này tiếp tục nói. 

Chính sách ‘giảm kép’ nhằm mục đích bớt đi gánh nặng cạnh tranh, nhưng với một số phụ huynh điều này hoàn toàn ngược lại.

Một phụ huynh cho biết, đã cho con đi học thêm từ 5 tuổi vì con không thể giao tiếp tiếng Anh như bạn cùng lớp. "Các con đã bắt đầu chạy đua từ khi 5 tuổi và phụ huynh cũng thế", người này nói.

Với hy vọng nâng cao hình ảnh của các trường dạy nghề, năm 2022 Trung Quốc đã sửa đổi Luật Giáo dục dạy nghề. Theo Tân Hoa Xã, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông đều quan trọng như nhau. Trung Quốc khuyến khích phát triển các hình thức giáo dục nghề nghiệp khác nhau.

Thế nhưng quan điểm học nghề của phụ huynh vẫn không thay đổi. “Chúng tôi biết giáo dục nghề nghiệp không được chú trọng như vậy”, một người khác bày tỏ. 

Thắm Nguyễn(Theo CNA)

Hà Nội cấm tổ chức dạy thêm, dạy trước chương trình

Hà Nội cấm tổ chức dạy thêm, dạy trước chương trình

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào; không tổ chức dạy trước chương trình, ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2023 – 2024.