Nhiều giáo viên hợp đồng đang mòn mỏi chờ đợi biên chế để được tuyển dụng với mức lương 2-3 triệu đồng/tháng,ểndụnggiáoviênNộphồsơlấlich epl do địa phương thực hiện tinh giản biên chế 10%.
Năm nay, cả nước có 16.000 giáo viên bỏ việc, bình quân cứ 100 giáo viên thì 1 người ra khỏi ngành. Việc thiếu ở các địa phương sẽ ảnh hưởng lớn đến thực hiện nhiệm vụ năm học, đồng thời đặt ra bài toán chất lượng, trong bối cảnh ngành giáo dục đang triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo quy định, quy trình tuyển dụng giáo viên hiện nay thường giao cho Phòng/Sở Nội vụ trình UBND địa phương thực hiện, thông thường chỉ 1 lần/năm. Có trường tuyển 1 chỉ tiêu và có tới 10 hồ sơ đăng ký, kết quả là trượt 9.
Những sinh viên, giáo viên hợp đồng trượt lại phải mòn mỏi chờ đợi đợt tuyển dụng khác, không ít người phải chờ tới 5 năm. Cá biệt có trường hợp đợi 18 năm vẫn chưa tới lượt như thầy giáo ở Yên Thành, Nghệ An chỉ vì lý do biên chế. Một số trường có chỉ tiêu nhưng lại không có sinh viên đăng ký vì ở vùng sâu vùng xa. Trong thời gian chờ đợi, nhiều sinh viên giỏi, giáo viên hợp đồng tốt đã chán nản, bỏ nghề, chuyển việc.
Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã cho phép cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập (Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh) phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (hiệu trưởng) tuyển dụng công chức, viên chức.
Tuy nhiên, theo người viết được biết, rất ít địa phương trao quyền tự chủ tuyển dụng cho hiệu trưởng.
Khi hiệu trưởng được phân quyền tuyển dụng giáo viên thì các trường sẽ linh hoạt, chủ động hơn trong việc tuyển dụng theo nhu cầu dạy và học. Như vậy mới có thể tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường. Đương nhiên, nếu hiệu trưởng tuyển dụng sai quy định, không đúng người đúng việc, tuyển không đủ giáo viên phải bị kiểm điểm, xử lý.
Bên cạnh đó, nên mạnh dạn tuyển dụng đặc cách tuyển giáo viên đã có thời gian công tác nhất định tại đơn vị, được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Mới đây, Bộ Chính trị đã giao bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Chỉ khi nào cơ sở đào tạo được phân quyền chủ động, giao khoán thì lúc đó, ngành giáo dục mới có thể tuyển đúng, tuyển đủ và tuyển hết chỉ tiêu đã được giao để phục vụ cho mục tiêu giáo dục.
Mỹ Thanh
Cả nước đang thiếu khoảng 100.000 giáo viên/tổng số 1,6 triệu giáo viên, đồng thời lại đang thừa 10.178 giáo viên ở cả tiểu học, THCS, THPT. Năm nay cả nước có hơn 16.000 giáo viên bỏ việc. Mới đây, Bộ Chính trị đã giao bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Bộ GD-ĐT đã đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông. Tuy nhiên, tuyển dụng như thế nào để tuyển đúng người, đúng việc, đáp ứng được yêu cầu đề ra mới là câu chuyện đáng bàn. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn từng thốt lên rằng: Ngành GD nắm tất cả trừ 2 thứ: giáo viên và tài chính. Vậy, nên chăng cần có 1 khoán 10 trong tuyển dụng giáo viên để gỡ khó cho cả Bộ, cơ sở đào tạo và nhà giáo? Ban Giáo dục mở diễn đàn “Tuyển dụng giáo viên: Cần có 1 khoán 10”. Mời bạn đọc gửi ý kiến về [email protected]. Xin cảm ơn! |