TheườimộtđiềuHảiDươngcầnlàmđểchốngdịwolfsburg đấu với freiburgo PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế tại Hải Dương, sau rất nhiều nỗ lực, tới nay, Hải Dương đã có những kết quả đáng ghi nhận trong phòng chống dịch Covid-19.
Tuy nhiên, nguy cơ dịch bùng phát dịch trở lại vẫn có thể xảy ra nếu Hải Dương lơ là, chủ quan, không tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng dịch.
PGS Dương phân tích, không loại trừ khả năng mầm bệnh là người lành mang trùng đã đi vào cộng đồng, vì chủng virus lần này có tỷ lệ người lành mang trùng rất cao, khó phát hiện.
"Nguy cơ từ nguồn lây này luôn thường trực, có thể gây ra những ca mắc mới không rõ nguồn gốc bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu trong thời gian tới. Để không bị động, chúng ta phải nhìn nhận sự thật khách quan này, cảnh giác cao độ và có những biện pháp phù hợp, hiệu quả”, ông Dương nhấn mạnh.
PGS.TS Trần Như Dương trong một cuộc họp với UBND tỉnh Hải Dương - Ảnh: Nguyễn Liên |
Theo đó, Hải Dương phải coi việc phòng chống dịch Covid-19 quyết liệt, liên tục là một phần của cuộc sống trong điều kiện bình thường mới. Các chuyên gia Bộ Y tế đề xuất với chính quyền và nhân dân Hải Dương 11 giải pháp để thực hiện tốt mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế xã hội giai đoạn tới.
Thứ nhất, tiếp tục cập nhật, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch tổng thể về phòng chống dịch của tỉnh, trong đó lên kế hoạch chi tiết các kịch bản, tình huống. Lưu ý, đảm bảo nguồn lực, cơ sở vật chất, phân việc cụ thể cho từng tình huống dựa trên việc tổng kết, rút kinh nghiệm sau quá trình chống dịch lần này để không bị động, bất ngờ.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch trên địa bàn tỉnh, thực hiện đúng, đủ 5 chiến lược mà Ban chỉ đạo Quốc gia đã đề ra: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, dập dịch và khoanh vùng hiệu quả.
Khi xuất hiện các ca bệnh mới, phải “quây” thật chặt, xử lý ổ dịch triệt để, không để dịch có cơ hội bùng phát. Thực hiện theo phương châm dập tắt dịch ngay từ khi còn là đốm lửa nhỏ, kiên quyết không để lan thành đám cháy.
Trước mắt, nên tập trung nguồn lực cao nhất, quyết liệt khoanh vùng để dập tắt ổ dịch ở huyện Kim Thành trong thời gian sớm nhất.
Thứ ba, duy trì thật tốt hoạt động thường xuyên, hiệu quả của các tổ Covid-19 cộng đồng tại tất cả khu dân cư. Phải coi đây là biện pháp chiến lược, căn cơ lâu dài cho công tác phòng chống dịch ở Hải Dương.
“Tổ Covid-19 cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng, là chiến lược phòng chống dịch dựa vào cộng đồng, dựa vào nhân dân, giúp thực hiện tốt việc giám sát, chống dịch ở từng hộ gia đình. Tổ này cũng chính là cầu nối trong công tác phòng chống dịch giữa chính quyền, ngành y tế và nhân dân; là vũ khí hữu hiệu trong cuộc chiến chống Covid-19”, PGS. TS Trần Như Dương khẳng định.
Thứ tư, theo ông Dương, tỉnh cần chú trọng công tác giám sát, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại cơ quan, công sở, trường học, công ty, doanh nghiệp, khu công nghiệp. Đồng thời, nhanh chóng thành lập các tổ an toàn Covid-19 với cơ cấu, nhiệm vụ giống tổ Covid-19 cộng đồng.
Thứ năm, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các bệnh viện, kiên quyết không để mầm bệnh xâm nhập vào cơ sở y tế mà không biết. “Ngoài Covid-19, từng ngày từng giờ, các cơ sở y tế vẫn phải đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho hàng triệu dân. Bởi vây, chúng ta cần bảo vệ bằng được các cơ sở điều trị”. Ông Dương nói.
Thứ sáu,nên đầu tư nguồn lực, nhân lực cho hệ thống giám sát ở tất cả các tuyến để có năng lực phát hiện ngay các ca bệnh nghi ngờ, không để dịch có cơ hội bùng phát.
Đồng thời, đảm bảo kinh phí, chi phí thường xuyên, lâu dài cho việc giám sát, lấy mẫu xét nghiệm ở tất cả trường hợp sốt, ho, đau họng, có hội chứng viêm đường hô hấp trên địa bàn toàn tỉnh, cả trong cộng đồng và bệnh viện. Đây là chỉ số theo dõi dịch rất quan trọng, bắt buộc phải thực hiện để tránh bỏ sót ca bệnh.
Thứ bảy,nên định kỳ lấy mẫu xét nghiệm cho một số nhóm người, cộng đồng có nguy cơ cao như công ty, nhà máy,… để đánh giá nguy cơ và theo dõi tình hình dịch trên địa bàn tỉnh.
Thứ tám,bám sát kế hoạch và chỉ đạo của Trung ương để có kế hoạch chuẩn bị, triển khai tốt việc tiêm vắc xin Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới theo kế hoạch cũng như sự phân bổ của Trung ương.
Thứ chín,tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục cho nhân dân về biện pháp phòng chống dịch để người dân thấy được trách nhiệm của mình, bảo vệ cho chính gia đình và cộng đồng.
“Chúng ta phải coi công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân như những liều vắc xin, liều thuốc thực sự trong công cuộc phòng chống dịch bệnh. Vì dân có hiểu thì việc chấp hành phòng dịch mới tốt được”, Trưởng đoàn công tác chống dịch của Bộ Y tế tại Hải Dương cho hay.
Thứ mười,thường xuyên kiểm tra từ tuyến trên xuống tuyến dưới, xuống tận cộng đồng dân cư để nắm được thực chất những gì đang diễn ra tại cơ sở. Trong quá trình kiểm tra, nếu nơi nào, người nào làm tốt nên biểu dương. Nơi nào, người nào làm không tốt, nên kiểm điểm và truy trách nhiệm hình sự cụ thể.
Thứ mười một,cần tiếp tục rà soát, củng cố toàn diện các khu cách ly tập trung trên địa bàn để đáp ứng trong mọi tình huống, tránh quá tải cũng như đảm bảo an toàn khi cách ly sau này.
Ngày 1/3, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả công tác phòng chống dịch Covid-19, đồng thời thống nhất, quyết định các biện pháp tiếp theo trong thời gian tới. Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho biết, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương thống nhất kết thúc 15 ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, gỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với TP. Chí Linh và huyện Cẩm Giàng từ 0h ngày 3/3. Theo đó, sau ngày 2/3, Hải Dương sẽ chuyển sang trạng thái mới, vừa quyết liệt dập dịch hoàn toàn, vừa tháo gỡ khó khăn để phát triển kinh tế, xã hội với một hệ thống giải pháp đồng bộ, khoa học. |
Nguyễn Liên
Hải Dương tìm người tới 6 địa điểm liên quan tới các ca Covid-19
Công an huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương vừa phát đi thông báo khẩn, tìm người từng đến 6 địa điểm liên quan các ca nhiễm Covid-19 mới.