Năm xui xẻo của 2 tập đoàn công nghệ lớn nhất châu Á_kết quả fiorentina hôm nay

  发布时间:2025-01-19 21:28:24   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Năm xui xẻo của 2 tập đoàn công nghệ lớn nhất châu Á_kết quả fiorentina hôm nay。

Alibaba và Tencent những năm gần đây bắt đầu cạnh tranh lẫn nhau. Tencent tham gia các dịch vụ tài chính,ămxuixẻocủatậpđoàncôngnghệlớnnhấtchâuÁkết quả fiorentina hôm nay mảng thế mạnh của Alibaba. Trong khi đó, Alibaba cũng bắt đầu hợp tác ra mắt các ứng dụng di động.

Bỏ qua cuộc chiến song mã giữa Alibaba và Tencent, giờ đây, hai tập đoàn lớn nhất châu Á đang phải vật lộn với những khó khăn không dễ giải quyết trong ngày một ngày hai.

Tencent - sướng khổ vì game

Tencent được biết đến như công ty sống nhờ vào game. Hãng đang nắm giữ cổ phần tại hầu hết công ty game lớn trên thế giới như Epic games, Activision... Điều này giúp Tencent dẫn đầu thị phần game mobile và online.

Những tưởng tình hình kinh doanh của công ty sẽ tiếp tục đi lên nhờ các "con nghiện game" trong nước nhưng từ 30/8 chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách siết các tựa game của công ty này.

Theo CNN, chính phủ Trung Quốc đổ lỗi cho Tencent về việc gia tăng nguy cơ các bệnh về mắt cho người dân nước này. Vì thế, Trung quốc hạn chế và kiểm soát gắt gao việc ra mắt game mới trong khi đây lại là nguồn thu chính của hãng này.

Nam xui xeo cua 2 tap doan cong nghe lon nhat chau A hinh anh 1
Chính phú Trung Quốc siết mảng game khiến Tencent điêu đứng. Ảnh: Nikkei.

Ngày 30/8, Bộ Giáo dục Trung Quốc yêu cầu cơ quan quản lý hạn chế số lượng game trực tuyến mới được phát hành. Bên cạnh đó, cơ quan này yêu cầu hạn chế thời gian chơi game của giới trẻ và xem xét đưa ra bộ lọc game phù hợp từng độ tuổi.

Bắc Kinh đang ngày càng lo ngại rằng tình trạng "nghiện" game gây ra những ảnh hưởng xấu đến thể lực và tinh thần của giới trẻ. Một thống kê tháng 6/2017 cho thấy hiện có 450 triệu người trong tổng số 1,37 tỷ dân Trung Quốc bị cận thị, với tình trạng cận thị của giới trẻ ngày càng tăng.

Các biện pháp mà Trung Quốc đưa ra là "đòn đau" gián vào những công ty công nghệ sống nhờ game như Tencent. Theo Tencent, những biện pháp này khiến lợi nhuận của công ty giảm lần đầu tiên trong 13 năm gần đây.

Ngày 2/9, sau khi chỉ thị của Bộ Giáo dục Trung Quốc được ban hành, vốn hóa thị trường của Tencent sụt giảm 20 tỷ USD trong một ngày. Cổ phiếu của Tencent tại sàn giao dịch Hong Kong có lúc giảm 5,3%.

Chính tương lai "mù mịt" này khiến các nhà đầu tư Trung Quốc bắt đầu bán tháo cổ phiếu của Tencent, mã cổ phiếu được xem là tiềm năng bền vững trước khi luật mới của Trung Quốc được ban hành.

"Hiện nay, các khoản đầu tư vào ngành công nghệ gần như đóng băng hay chỉ có thể tính trên đầu ngón tay. Đây là lần đầu tiên trong vòng 30 năm người dân Trung Quốc sợ phải đầu tư vào một ngành có nhiều tiềm năng như vậy", Zhang Chenhao, chuyên gia kinh tế của Prometheus Fund sống tại Thượng Hải nói với Nikkei.

Nam xui xeo cua 2 tap doan cong nghe lon nhat chau A hinh anh 2
Gã khổng lồ Tencent giảm gần 25% lợi nhuận sau chính sách siết chặt mảng game tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang siết chặt chính sách kiểm duyệt thông tin. Điều này làm cho ngành công nghiệp game và nền tảng mạng xã hội sụt giảm lợi nhuận đáng kể, khoảng 25% so với năm ngoái. Phát biểu tại diễn đàn công nghệ Wuzhen, giới chức Trung Quốc cho rằng đây là một nước đi đúng đắn nhằm bảo vệ thông tin người dùng.

"Bất luận ngành công nghệ thông tin tại Trung Quốc có lớn như thế nào, chúng ta cần phải quản lý chặt chẽ", Gao Xang, Bộ trưởng Công nghệ thông tin Trung Quốc phát biểu.

Sau khi chính sách kiểm duyệt mới được ban hành, nhiều ứng dụng giải trí, kênh livestream, game mang tính bỡn cợt đều bị xóa bỏ. Động thái này gây nên sự lo ngại cho ngành công nghệ Trung Quốc vì đã hạn chế sự sáng tạo của những nhà phát triển.

Hiện cổ phiếu Tencent có giá 314 USD. So với lúc đạt đỉnh hồi 1, vốn hóa Tencent mất 209,7 tỷ USD vào tháng 11 và dần hồi phục cuối tháng 11 với mức sụt giảm 147,9 tỷ USD. Điều này có nghĩa sau một năm kinh doanh vất vả, công ty game này mất gần 28,5% giá trị vốn hóa.

Alibaba - nạn nhân trực tiếp của chiến tranh thương mại

Năm 2017, vốn hóa Alibaba tăng trưởng gấp đôi so với năm 2016. Tuy vậy, đến năm 2018, cổ phiếu Alibaba sụt giảm 13%, khoảng 60 tỷ USD vốn hóa.

Từ đầu năm, Washington và Bắc Kinh đã liên tục áp thuế nặng nề lên các mặt hàng nhập khẩu của nhau. Tháng 8, Mỹ công bố mức thuế 25% áp đặt lên 279 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng trị giá 16 tỷ USD.

Đến tháng 9, chính phủ Mỹ tiếp tục áp thuế 10% lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Đáp lại, Bắc Kinh tuyên bố sẽ áp thêm thuế 5% và 10% với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Nam xui xeo cua 2 tap doan cong nghe lon nhat chau A hinh anh 3
Sau áp đặt thuế quan của chính phủ Mỹ và động thái siết chặt quản lý game của Trung Quốc, Alibaba và Tencent đều có biểu đồ giá cổ phiếu trượt dài trong nhiều tháng.

Alibaba, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc đang bắt đầu chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đã chững lại buộc Alibaba hạ mức kỳ vọng phát triển khoảng 5% vào tháng 11.

Theo Maggie Wu, quyết định hạ thấp kỳ vọng doanh thu chỉ mới được thực hiện gần đây. Tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn rất nhiều kể từ tháng 9. "Các thương gia đang đối mặt với thời điểm khó khăn trong kinh doanh", Wu nói thêm.

Theo New York Times, việc hạ kỳ vọng doanh thu của Alibaba cho thấy đà suy thoái bắt đầu ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, bao gồm cả tầng lớp trung lưu đang tăng của quốc gia này.

Kết thúc tháng 9, Alibaba đạt doanh thu 12,4 tỷ USD, tăng 54% so với năm trước. Tuy vậy đây là con số thấp hơn dự kiến của các nhà phân tích.

Sau sự kiện mua sắm 24 giờ lớn nhất thế giới khởi động vào sớm ngày 11/11, Alibaba tăng giá trị vốn hóa của mình thêm 54 tỷ USD. Tuy vậy, so với vạch xuất phát hồi tháng 1, Alibaba vẫn mất 61 tỷ USD và 71 tỷ USD so với đỉnh điểm tháng 6.

Nam xui xeo cua 2 tap doan cong nghe lon nhat chau A hinh anh 4
Ngày độc thân 11/11 đã cứu rỗi phần nào tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn của Alibaba.

Cuối tháng 11, Trung Quốc ban hành quy định mới, yêu cầu các công ty hoạt động trên lĩnh vực Internet phải thu thập và lưu trữ dữ liệu hoạt động của người dùng. Việc kiểm duyệt chặt chẽ ở thị trường nội địa và khó khăn tại thị trường Mỹ khiến hai ông lớn công nghệ Trung Quốc bị giới hạn phần nào tầm hoạt động.

Ngoài những khó khăn chính trị, cả Alibaba và Tencent cùng chịu ảnh hưởng bởi đà suy thoái cổ phiểu từ nhóm FAANG (bộ ngũ quyền lực của thị trường chứng khoán Mỹ gồm Facebook, Apple, Amazon, NetFlix và Google). Mã cổ phiếu của hai công ty được niêm yết tại Mỹ liên tục bị các nhà đầu tư tại đây ghẻ lạnh bởi niềm tin vào các công ty công nghệ đã giảm dần.

相关文章

最新评论