2018 - 2019 được xem là khoảng thời gian sôi động nhất của thị trường gọi xe tại Việt Nam. Sau khi Uber rời thị trường,àngloạtứngdụnggọixebiếnmấtnhưlịch thi đấu giao hữu hàng loạt ứng dụng Việt ra đời "như nấm sau mưa" thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn lại lặng lẽ biến mất. Trong khi đó, cũng có nhiều ứng dụng chứng tỏ mình có thể đối đầu với Grab.
Ngày 13/12/2018, Ứng dụng gọi xe "be" chính thức ra mắt thị trường Việt Nam. Ở thời điểm đó, ông Trần Thanh Hải, CEO be công bố ứng dụng này được đăng ký kinh doanh lĩnh vực vận tải. Vị CEO này cũng tham vọng muốn có 6,6 triệu lượt tải và 105 triệu chuyến đi sau 1 năm.
be là một ứng dụng sinh sau đẻ muộn nhất tại thị trường Việt Nam nhưng ở thời điểm đó cũng là doanh nghiệp có nhiều “tiềm lực” nhất.
Sau đúng 1 năm ra mẳt be cũng hướng đến phát triển một hệ sinh thái số tiềm năng và cung cấp nhiều dịch vụ, trong đó dịch vụ chính là beBike (dịch vụ đặt xe 2 bánh), beCar (dịch vụ đặt xe 4 bánh), beFinancial (dịch vụ cung cấp giải pháp tài chính hiệu quả cho khách hàng cá nhân, tài xế và doanh nghiệp), beExpress (dịch vụ chuyển phát bưu chính), beDelivery (dịch vụ giao hàng).
Tính đến nay, ứng dụng gọi xe be đã có mặt tại 9 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng. Ứng dụng gọi xe be đã được tải xuống 5,5 triệu thiết bị di động với 60.000 tài xế, khoảng 350.000 chuyến xe được yêu cầu mỗi ngày và đã hoàn thành khoảng 36 triệu chuyến xe beBike và beCar kể từ khi bắt đầu chính thức triển khai dịch vụ từ tháng 12/2018 đến nay.
Nhưng con đường phát triển thành một siêu ứng dụng rõ ràng đang có những khó khăn và tiềm ẩn những “mối nguy” khi cuộc chạy đua trong thị trường gọi xe khốc liệt. be mới đây phải tuyên bố tập trung nguồn lực để củng cố vào mảng vận tải, không chỉ bảo vệ thị phần đã có và đẩy mạnh tăng trưởng trong năm 2020 thay vì đầu tư dàn trải vào các mảng dịch như khác nhau như giao đồ ăn. Be cũng tham vọng muốn rút ngắn khoảng cách với đối thủ Grab, hiện đang nắm giữ 70% thị phần gọi xe.
评论专区