Gõ cửa từng nhà tiêm vắc xin Covid_ty so cup c1

时间:2025-01-21 06:25:26 来源:Fabet

Không tiêm vì sợ phản ứng

“Tôi là Kỳ,õcửatừngnhàtiêmvắty so cup c1 con trai ông bà, mời các bác sĩ đi lối này”, người đàn ông tại chung cư An Khang, TP Thủ Đức đưa 4 nhân viên y tế lên căn hộ.

Bệnh nhân hôm nay của Tổ chăm sóc người nguy cơ, Bệnh viện Lê Văn Thịnh là 2 ông bà trên 80 tuổi.

{keywords}
Người lớn tuổi, có bệnh nền được bác sĩ đến tận nhà thăm khám, tiêm vắc xin.

Một thành viên của đội, mặc đồ bảo hộ, lấy mẫu test nhanh cho người bệnh. 5 phút sau, kết quả âm tính. Anh thông báo cho bác sĩ và điều dưỡng vào thăm khám theo đúng quy trình.

Vì hai ông bà đều lớn tuổi, người con trai phải nói to từng công đoạn kiểm tra sức khỏe. Chỉ khi ông cụ gật đầu đồng ý, điều dưỡng Mạch Thái Quang tiến hành đo huyết áp.

Anh Nguyễn Hồng Kỳ (Chung cư An Khang, TP Thủ Đức) cho biết, bố mẹ anh có nhiều bệnh nền: cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu và parkinson. Vì vậy, ông bà lưỡng lự không chịu tiêm vắc xin trong những đợt trước đó vì sợ cơ thể gặp phản ứng.

Suốt mùa dịch cho đến nay, gia đình anh Kỳ gần như không dám ra ngoài vì sợ lây bệnh cho bố mẹ.

“Gần đây, thấy nhiều người già tiêm phòng đều an toàn, bố mẹ tôi mới chủ động muốn tiêm vắc xin. Bố mẹ là người thụ hưởng, vì vậy tôi tôn trọng quyết định, không thể ép được nhưng thường xuyên động viên, gợi mở cho ông bà”.

Ngày 22/11 vừa qua, khi bố mẹ tiêm mũi vắc xin đầu tiên, anh mới thở phào nhẹ nhõm.

{keywords}
Người bệnh được cấp giấy chứng nhận tiêm chủng tại nhà.

Trong khi đó, bác sĩ CKII Nguyễn Thanh Hùng, Phó trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Lê Văn Thịnh tiến hành kiểm tra các đơn thuốc, sổ khám bệnh, quyết định tiêm vắc xin mũi 2 cho hai bệnh nhân “khó tính”.  

Giấy chứng nhận 2 mũi tiêm của ông Nguyễn Xuân Trường (84 tuổi) và bà Đỗ Thị Kính (80 tuổi) được cấp ngay cho gia đình. “Cũng may bệnh viện đến khám bệnh và tiêm tận nơi, bố mẹ tôi đỡ mất công đi lại và tiếp xúc đông người”, anh Kỳ chia sẻ.

Đây là những bệnh nhân đang được ngành y tế TP.HCM dành tối đa sự quan tâm, bảo vệ trước diễn biến mới của dịch Covid-19. Có khoảng 37.000 người trên 18 tuổi của TP (bao gồm cả nhóm nguy cơ cao) chưa được tiêm vắc xin, tính đến ngày 15/12. 

“Tha thiết mong người dân tiêm vắc xin”

Trên thực tế, người dân trên địa bàn TP Thủ Đức đã được chăm sóc tận nhà ngay từ những ngày đỉnh điểm của đợt dịch thứ 4, trước khi TP.HCM triển khai chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ.

Khi đó, 15 y bác sĩ của bệnh viện Lê Văn Thịnh đến từng nhà, phát từng đơn thuốc, tiêm vắc xin cho hơn 1.200 người bệnh nền, lớn tuổi, phụ nữ mang thai. Hoạt động này hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh đó, TP Thủ Đức có các đội tiêm lưu động cho người dân. 

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Thanh Hùng, phần lớn người bệnh đều hợp tác khi được chăm sóc tận nơi. Một số trường hợp người già từ chối tiêm ngừa, hoặc người mắc bệnh lý tâm thần phản ứng dữ dội khi bác sĩ đến nhà.

“Đó chỉ là một vài trường hợp cá biệt nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục chăm sóc vì nguy cơ trở nặng của họ rất cao nếu mắc Covid-19.  

Bệnh viện đặt mục tiêu phải bảo vệ người bệnh yếu thế ngay từ khi dịch xuất hiện. Do đó, hoạt động này được duy trì xuyên suốt cho đến nay”, bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng cho biết.

{keywords}
Người già, có bệnh nền được ưu tiên bảo vệ trước dịch bệnh.

Tại TP Thủ Đức, thống kê có khoảng 60.000 người thuộc nhóm nguy cơ cao (trên 65 tuổi, có bệnh nền), địa phương đang tiến hành tiêm mũi tăng cường. Tuy nhiên, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức bày tỏ sự lo ngại khi nhiều người sẵn sàng ký giấy từ chối tiêm chủng.

"Hơn 60% ca tử vong trên địa bàn TP Thủ Đức là do chưa tiêm vắc xin, trong đó có cả người mắc bệnh nền. Chúng tôi tha thiết mong người dân hiểu rằng tiêm vắc xin là tự bảo vệ chính mình. Nếu người dân không có điều kiện đến trạm y tế, chúng tôi sẵn sàng đến tiêm tại nhà", chủ tịch TP Thủ Đức cho biết.

Không riêng TP Thủ Đức, tất cả các quận huyện hiện đang đẩy mạnh hoạt động chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ. Tính đến ngày 16/12, TP.HCM mới chỉ có có danh sách 173.500 người thuộc nhóm này, gồm 140.000 người có bệnh nền, 33.500 người trên 65 tuổi. 

Sở Y tế TP.HCM cho biết, qua phân tích, nhận thấy phần lớn tỷ lệ tử vong rơi vào nhóm nguy cơ (trên 65 tuổi, có bệnh nền). Do đó, ngành y tế hiện đang dồn lực can thiệp bảo vệ người ở nhóm nguy cơ cao, lập danh sách, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, ưu tiên dùng thuốc Molnupiravir và được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Chiến lược trên được kỳ vọng sẽ kiểm soát và giảm số ca nặng và tử vong vì Covid-19 tại TP.HCM. Ngày 16/12, TP ghi nhận 65 trường hợp tử vong trong ngày. 

Linh Giao

TP.HCM nhận định nguyên nhân tử vong do Covid-19 kéo dài dai dẳng

TP.HCM nhận định nguyên nhân tử vong do Covid-19 kéo dài dai dẳng

Theo Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, chiến dịch bảo vệ nhóm nguy cơ sẽ tập trung nguồn lực để bảo vệ sức khỏe cho người trên 65 tuổi và người có bệnh nền với mục tiêu hạn chế thấp nhất tỉ lệ mắc và tử vong do Covid-19.

推荐内容