Giáo sư - Tiến sĩ Terry Buss nêu quan điểm về thúc đẩy đổi mới,ôngphảigiáosưnàocũngđượcdạycáchtrởthànhgiáoviêngiỏtỷ số 2 trong 1 kiến tạo trong giảng dạy cũng như truyền cảm hứng cho người học. Phần 1: Giáo sư Mỹ: Trường đại học cần phụng sự người dân và sinh viên Giáo viên có tư duy đổi mới được thiết kế khoá học thử nghiệm Làm thế nào để đảm bảo rằng giáo viên có quyền tự chủ, có thể theo đuổi các cách tiếp cận tiên tiến, đổi mới, thưa Giáo sư? Tạo ra sự thay đổi trong các trường đại học luôn là vấn đề phức tạp và gai góc. Một chương trình giảng dạy được chuẩn hóa sẽ hữu ích cho mục đích để sinh viên và giảng viên tư duy theo cách chung. Nhưng nó gây ra sự trì trệ và cản trở sự đổi mới, kiến tạo và phổ biến kiến thức mới, hạn chế tinh thần khởi nghiệp cũng như sự tăng trưởng và phát triển. Mặt khác, việc thúc đẩy một nền văn hóa giảng dạy mà mỗi người một phách thì hậu quả lại là sự hỗn loạn. Vai trò của các giáo sư và nhà quản lý là xác định được điểm dung hoà giữa hai thái cực đối lập này. Các trường đại học nên xem xét các chương trình giảng dạy với tinh thần để đảm bảo rằng họ đang đưa ra phương pháp học tập hiện đại nhất cho sinh viên. Các trường đại học nói chung còn cần cố gắng rất rất nhiều ở khía cạnh này. Hơn ai hết, chính các trường cần rất nhiều trợ giúp để làm việc này tốt hơn. Vậy sự trợ giúp đó đến từ đâu? Đó là các tổ chức kiểm định quốc tế. Có một cách là thực hiện kiểm định định kỳ, bên đánh giá là các tổ chức bên ngoài được công nhận để có được những đánh giá khách quan cũng như những khuyến nghị giúp các trường đại học cải thiện chất lượng đào tạo và quản lý. Cho phép các giáo viên có tư duy đổi mới được phép thiết kế và thực hiện các khoá học thử nghiệm hoặc thử nghiệm một phần với những khoá học hiện thời. Từ đó đánh giá tác động, ảnh hưởng đến chương trình tiêu chuẩn đang áp dụng. Các trường cũng có thể mời giảng viên thỉnh giảng và chuyên gia nghiên cứu có cách tiếp cận sáng tạo tham gia thẩm định tài liệu và bài giảng thay thế ngay tại lớp học. Bằng cách này, các trường đại học có thể đánh giá được tác động của các phương pháp tiếp cận đổi mới trước khi áp dụng trên diện rộng. Vẫn còn một cách khác là đánh giá, đo lường mức độ hữu ích của những kiến thức sinh viên được học ở các phương diện: hiệu suất trong công việc, các khoản tài trợ hoặc hợp đồng được ký kết cho các công trình nghiên cứu, lượng bài báo khoa học được xuất bản… Các trường cần thực hiện khảo sát với đối tượng là sinh viên đã tốt nghiệp và các đơn vị tuyển dụng để đánh giá xem những kiến thức sinh viên đã học trong trường có hữu ích đối với nhà tuyển dụng hay không. Các khoa thành công nhất trong một trường thường có Ban cố vấn gồm đại diện của các nhà tuyển dụng lớn, là đầu ra chính cho sinh viên của trường. Ví dụ Đại học Carnegie Mellon có ngành Khoa học máy tính được xếp hạng hàng đầu trên thế giới. Khoa này có một Ban cố vấn bao gồm các đại diện từ Intel, Microsoft, Google và các công ty công nghệ khác. Đây là cách để các trường đại học đảm bảo sinh viên của mình có cơ hội kiếm được những công việc nhiều người mơ ước. Một vấn đề lớn còn tồn tại ở nhiều trường đại học là việc bổ nhiệm, tăng lương và biên chế. Thực tế hiện nay là các trường đang xét thâm niên công tác làm một tiêu chí đánh giá. Nhìn chung, tiêu chí này không đảm bảo sự công bằng, không hiệu quả và là một cản trở đối với mục tiêu đổi mới ở môi trường đại học. Điều mà các trường hướng tới nên là Hệ thống đánh giá dựa trên thành tích. Tạo cảm hứng cho người học Là nhà quản lý giáo dục, ông nghĩ gì về việc truyền cảm hứng cho người học? Theo ông, làm thế nào để giáo viên truyền cảm hứng cho học sinh của mình? Phương thức giảng dạy của tôi rất khác so với hầu hết các giáo sư khác. Hầu hết các giáo sư đều là chuyên gia trong lĩnh vực họ giảng dạy, nhưng không phải ai cũng đã được dạy cách trở thành một giáo viên giỏi. Rất nhiều trường hợp, giáo sư càng có tiếng tăm thì lại càng có ít trách nhiệm giải trình khi phương pháp giảng dạy của họ chưa tốt. Một ví dụ đơn giản là rất nhiều giáo viên chấm bài mà không cung cấp đủ thông tin phản hồi để sinh viên có thể sửa bài. Mỗi người sẽ cách riêng của mình để tạo cảm hứng cho người học. Ví dụ, đây là phương pháp của tôi liên quan đến việc dạy sinh viên kỹ năng viết tốt. Vào ngày đầu tiên đến lớp, tôi sẽ chia sẻ với sinh viên tác phẩm của những nhà văn nổi tiếng. Sau đó, sinh viên được yêu cầu viết một bài luận, thường sẽ dài khoảng 6 trang. Tôi sẽ chỉnh sửa 2 trang đầu, sử dụng tính năng “track changes” để sinh viên hiểu rõ những phần đã được chỉnh sửa và từ đó học được cách viết tốt hơn. Với những bài viết chưa tốt, tôi sẽ yêu cầu sinh viên chỉnh sửa hai trang tiếp theo bằng cách sử dụng các kỹ thuật tôi đã minh họa trong hai trang đầu tiên. Sau đó, tôi sẽ ngồi lại với sinh viên đó để xem lại những phần họ đã chỉnh sửa và chúng tôi cùng chỉnh sửa hai trang cuối cùng. Đối với những sinh viên đã viết tốt ngay lần đầu tiên thì không cần làm gì thêm. Những sinh viên viết chưa tốt nhưng sau khi được hướng dẫn đã thực hiện chỉnh sửa tốt thì tôi sẽ chấm điểm lại trên bài sau chỉnh sửa bởi điểm số đó phản ánh sự tiến bộ của sinh viên. Tôi cho sinh viên được quyền từ chối chỉnh sửa bài viết nếu họ không muốn. Trong trường hợp đó, điểm số ban đầu sẽ được giữ nguyên. Với cách làm như vậy, tôi nhận thấy sự hứng khởi của sinh viên trong các giờ học và kết quả cuối kỳ rất tốt. Giáo sư Terry F. Buss là Học giả nghiên cứu Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ, hiện sống tại Hà Nội. Trước khi nghỉ hưu, ông là Giám đốc điều hành và là Giáo sư đầu ngành về Chính sách công và Quản lý tại Trường ĐH Carnegie Mellon tại Australia. Ông làm tiến sĩ về Khoa học chính trị và Toán học tại Trường ĐH Ohio, Mỹ. Tại ĐH Carnegie Mellon, Australia, ông sáng lập chuỗi thuyết trình chuyên đề với các diễn giả nổi tiếng, đưa các nhà hoạch định chính sách nổi tiếng tại Mỹ sang nói chuyện tại Úc; thực hiện các chương trình tại Việt Nam…Tiến sĩ Mỹ với những ngày làm thầy của phạm nhân
Tôi từng giảng dạy tại nhà tù ở hạt Marion (bang Ohio), từ năm 1976-1977, trong thời gian thực hiện chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ.