Hành trình đi tìm cái đẹp trong nghề làm gốm ở Hàn Quốc_ltd bd vn hom nay
Linda Sue Park – tác giả Mảnh gốm vỡ là người Mỹ gốc Hàn,ànhtrìnhđitìmcáiđẹptrongnghềlàmgốmởHànQuốltd bd vn hom nay sinh ra và lớn lên ở Mỹ nên hầu như không biết về Hàn Quốc. Sau khi kết hôn và sinh con, bà nhận thấy cần phải đọc và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Hàn Quốc để kể cho con nghe. Đó cũng là lý do chính khiến bà lên ý tưởng viết quyển sách này.
Cuốn sách lấy bối cảnh triều đại Goryeo trên bán đảo Hàn thế kỷ XII. Câu chuyện xoay quanh cậu thiếu niên mồ côi Mộc Nhĩ với nhiều dũng khí và luôn hy vọng trở thành một thợ gốm thực thụ. Cậu sống với bác Sếu dưới gầm cầu làng gốm Chulpo. Mộc Nhĩ khao khát trở thành một thợ gốm nhưng mơ ước của cậu có vẻ xa xôi vì nghề này chỉ cha truyền con nối. Một hôm, vì làm vỡ món đồ gốm của bác thợ Min khó tính - một nghệ nhân gốm hàng đầu trong làng, Mộc Nhĩ buộc phải vào phụ việc vặt trong xưởng gốm của bác để trả nợ. Từ đó, hành trình nhọc nhằn và thách thức để tiến gần đến giấc mơ của cậu chính thức bắt đầu.
Tuy là tiểu thuyết hư cấu nhưng Mảnh gốm vỡlại có nhiều chi tiết, sự kiện có thật trong sử liệu do tác giả dày công nghiên cứu để đưa vào truyện ở những điểm hợp lý, nhằm giúp người đọc phần nào hiểu thêm về lịch sử, văn hóa Hàn Quốc. Chẳng hạn, Mảnh gốm vỡnêu ra một trong những câu chào hỏi thông dụng ở xã hội xưa: “Hôm nay nhà bác được bữa no chứ?”. Chỉ thông qua đó, độc giả có thể cảm nhận kế sinh nhai chính là mối bận tâm hàng đầu của dân làng sống ở Hàn Quốc thời kỳ này. Cậu bé Mộc Nhĩ và bác Sếu là 2 người phải chịu cảnh đói khổ, dày vò nhiều nhất trong làng.
Bên cạnh những chi tiết về đời sống sinh hoạt, Linda Sue Park đã dụng công khi tái hiện nghề làm gốm ở xã hội Hàn Quốc thời xưa một cách kỹ lưỡng. Thời gian đầu, thợ làm gốm men ngọc bích của triều đại Goryeo (918 – 1392) chịu ảnh hưởng phong cách từ Trung Quốc. Dần dà, họ đã tìm được bản sắc riêng trên nhiều phương diện: dáng gốm đơn giản nhưng tao nhã, màu men không ở đâu có được, nét hoa văn tinh xảo trong từng sản phẩm và cuối cùng là việc sáng tạo ra nghệ thuật khảm gốm. Mọi sản phẩm được mô tả trong Mảnh gốm vỡ đều thực sự nằm trong viện bảo tàng hoặc các bộ sưu tập cá nhân trên thế giới.
Mảnh gốm vỡ mượn hình ảnh đồ gốm để kể về tinh thần của những nghệ nhân gốm và quá trình trưởng thành của một cậu thiếu niên đầy nghị lực. Triều đại Goryeo trong lịch sử Hàn Quốc nổi tiếng với đồ gốm tráng men ngọc bích và kỹ thuật khắc chìm độc đáo. Bên cạnh danh tiếng là sự đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt, sự hy sinh thầm lặng, nghị lực bền bỉ theo đuổi sáng tạo của nghệ nhân làm gốm. Tất cả đã tiếp dũng khí và ước mơ cho thế hệ trẻ như cậu thiếu niên Mộc Nhĩ trong truyện.
Kim Ngân