Trùng Khánh là huyện biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hoang sơ,ùngKhánhmởcửađónnhàđầutưpháttriểndulịchbềnvữcadiz vs athletic bilbao kỳ vĩ, là điểm đến thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế.
Những năm qua, Cao Bằng định hướng phát triển mô hình du lịch xanh, bền vững, thân thiện với môi trường, phát huy hiệu quả nguồn lực văn hóa, điển hình như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm về văn hóa, lịch sử.
Là địa phương có nhiều lợi thế, đồng thời là trung tâm động lực cho phát triển du lịch của tỉnh, huyện Trùng Khánh đã chủ động, tích cực tạo môi trường thân thiện, thu hút các đơn vị, doanh nghiệp chiến lược đến đầu tư, phát triển thêm sản phẩm du lịch.
Mới đây, UBND huyện tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch huyện Trùng Khánh để mời các công ty, doanh nghiệp lữ hành đến với địa phương, xây dựng các tour, tuyến, sản phẩm du lịch mới.
Trùng Khánh hỗ trợ các khu, điểm du lịch, doanh nghiệp du lịch tham gia các sự kiện du lịch trong nước nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch của địa phương; đồng thời khảo sát, xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch mới đặc trưng và các khu, điểm du lịch trọng điểm, nâng tầm hình ảnh du lịch Trùng Khánh.
Địa phương sẽ tổ chức các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm về mô hình phát triển du lịch cộng đồng homestay, du lịch sinh thái tại một số tỉnh, thành phố trong nước; thiết kế chương trình du lịch đặc thù trong huyện để giới thiệu, liên kết với các doanh nghiệp lữ hành trong nước quảng bá, thu hút du khách.
Huyện biên giới này cũng tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển du lịch với thành phố Tịnh Tây và huyện Đại Tân (Trung Quốc), phát huy tiềm năng du lịch qua biên giới.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu, khách mời đã tham gia phân tích thế mạnh, tiềm năng cũng như khó khăn của Trùng Khánh trong phát triển du lịch, từ đó đề xuất một số giải pháp như hoàn thiện cơ chế chính sách, thúc đẩy đầu tư, liên kết vùng, chuỗi du lịch để khơi thông nguồn du khách, chuyển đổi số văn hóa, gìn giữ bản sắc văn hóa,...
Hiện trên địa bàn huyện có 15 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó, có 4 di tích quốc gia gồm: Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao (xã Đàm Thủy), địa điểm Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Ngườm Chiêng (1966 - 1978) (thị trấn Trùng Khánh) và Mắt Thần núi (xã Cao Chương).
Nhiều phong cảnh tại địa bàn huyện đang gây chú ý trên truyền thông như sông Quây Sơn, hồ Bản Viết, cánh đồng Phong Nặm, Ngọc Khê, Ngọc Côn...
Huyện biên giới này có 4 dân tộc Tày, Nùng, Mông, Kinh cùng chung sống, duy trì và tổ chức các lễ hội đặc sắc, lâu đời như: Lễ hội thác Bản Giốc, đền Hoàng Lục, hội Co Sầu, cầu mùa, Lồng tồng, Háng Tán, Thanh Minh, miếu Long Vương...
Các lễ hội thu hút lượng lớn du khách thập phương. Bản sắc văn hóa của các dân tộc được giữ gìn và phát huy như văn hóa ẩm thực, văn hóa phi vật thể, các làn điệu dân ca Dá Hai, Sli Giang, Hà Lều, Phong Slư, hát Then, hát lượn, đàn tính...
Toàn huyện có 54 cơ sở lưu trú du lịch với 638 phòng nghỉ, trong đó có 13 khách sạn, 19 nhà nghỉ, 22 homestay.
Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến huyện đạt 923.339, vượt 84,6% kế hoạch, tăng 323.938 lượt so với năm 2022. Năm 2024, huyện dự kiến đón trên 1 triệu lượt khách.
Mặc dù du lịch Trùng Khánh đạt được những thành tựu quan trọng nhưng kết quả trên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Lãnh đạo huyện cho biết, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian tới, huyện tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp trong quản lý, phát triển du lịch.
Các biện pháp bao gồm quy hoạch các khu, điểm du lịch; tăng cường quảng bá; xây dựng sản phẩm du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đặc biệt, huyện đã ban hành các chính sách thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư và rút gọn thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.
Kết nối du lịch giữa Công viên địa chất toàn cầu Cao Bằng và Hà GiangTuyến du lịch kết nối Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy du lịch, kinh tế của hai địa phương.