- Mới đây,ướngcửahàngtiệnlợikhôngnhânviêbóng đá kèo nhà hệ thống cửa hàng 7-Eleven vừa bắt đầu thử nghiệm công nghệ tính tiền bằng quét mã tại 14 cửa hàng ở Dallas (Mỹ). Đây không phải là xu thế mới, khi nhiều công ty công nghệ hay nhà bán lẻ đã ứng dụng hay quan tâm đến vấn đề này. Trí tuệ nhân tạo sẽ được Google tăng tốc phát triển vượt bậc Tranh được vẽ bằng trí tuệ nhân tạo có giá 432.000 USD Bệnh viện Mỹ dùng trí tuệ nhân tạo để phát hiện bệnh nhân nhiễm trùng Theo công nghệ có tên Scan and Pay (Quét và thanh toán) mà 7-Eleven đưa ra, khách hàng khi đến chuỗi 14 cửa hàng thử nghiệm này có thể quét mã vạch của các mặt hàng họ muốn mua và sau đó thanh toán qua điện thoại ( hỗ trợ thẻ, Apple Pay hoặc Google Pay). Để làm được điều này khách hàng cần cài thêm một ứng dụng của 7-Eleven. Như vậy, khách hàng có thể tự thanh toán tiền cho món hàng cần mua mà không cần bước qua quầy thu ngân như thông thường. 7-Eleven có kế hoạch mở rộng dịch vụ này ra ngoài Dallas vào năm 2019. 7-Eleven không phải là công ty đầu tiên trang bị công nghệ này mà thực tế họ ra mắt nhằm cạnh tranh với dịch vụ Amazon Go có chức năng tương tự. Hồi đầu năm, Amazon Go - cửa hàng tiện lợi đầu tiên của Amazon - mở cửa tại trụ sở mới của mình trên đại lộ Seventh ở Seattle. Cửa hàng được nhiều người quan tâm do nó sử dụng một loại công nghệ độc nhất mà Amazon tin rằng có thể khiến các quầy thu ngân hiện tại trở nên lỗi thời. Amazon Go cho phép người mua chỉ việc lấy đồ ra khỏi kệ và bước ra ngoài. Người mua hàng sẽ không phải dừng lại một giây nào để trả tiền. Không còn phải xếp hàng thanh toán, và cũng không còn phải chờ đợi gì nữa. Khách hàng sẽ cần phải tải một ứng dụng Amazon Go trên điện thoại, và phải quét nó ở cửa quay điện tử công nghệ cao khi bước vào cửa hàng. Để có thể làm được điều này, cửa hàng được trang bị camera và những cảm biến trên trần và kệ để giúp máy tính của Amazon xử lý các giao dịch và diễn biến bên trong cửa hàng. Công nghệ sẽ kết nối người mua và chiếc điện thoại, theo dõi những sản phẩm mà người mua lấy ra khỏi kệ và đem ra ngoài. Hiện tại, Amazon Go mới chỉ có một cửa hàng để thử nghiệm và trong một số trường hợp hiếm hoi, một nhân viên sẽ cần phải kiểm chứng là công nghệ không bị mắc sai lầm. Vẫn có một số nhân viên làm việc tại cửa hàng để kiểm tra lại tính khả thi của công nghệ cũng như góp ý để đội ngũ phát triển cải tiến cửa hàng. Đã có nhiều trường hợp Amazon Go hoạt động không thật sự tốt. Ví dụ khi mà cửa hàng đông nghịt người mua hàng, và có nhiều trường hợp khác nhau diễn ra cùng lúc, như khi một món đồ được lấy ra từ một giá, và sau đó bị đặt trở lại tại một giá khác; hay khi hai người có ngoại hình gần giống nhau đang mua sắm ở gần nhau. Thì lúc này Amazon Go tỏ ra hơi “đuối”. Tại Việt Nam, theo ghi nhận của VietNamNet thì cũng có cửa hàng không có nhân viên, thanh toán hoàn toàn bằng smartphone tại TP.HCM. Đó là Toromart. Cửa hàng chỉ có một người giữ xe và một nhân viên hướng dẫn sử dụng trong thời gian đầu. Khách hàng sẽ tự chọn món mình mua đặt trong các máy bán hàng nhập từ Mỹ, sau đó dùng ví điện tử cài trên smartphone để thanh toán. Dĩ nhiên tất cả chỉ là thử nghiệm nhưng nó thực sự là những hình thức mới của loại hình kinh doanh kết hợp giữa online và offline giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm cũng như tăng hiệu quả kinh doanh. Một giải pháp đầy hứa hẹn trong việc sử dụng AI với các thuật toán và đào tạo đặc biệt giúp phát hiện ung thư tự đánh giá sinh thiết hạch bạch huyết với độ chính xác khá cao.Ảnh: Xu hướng cửa hàng tiện lợi không nhân viên Ảnh: Amazon trang bị các camera AI để phân tích diễn biến cửa hàng Trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện ung thư di căn chính xác 99%