当前位置:首页 >La liga >Ứng dụng AI trong kiến trúc, quy hoạch đô thị: Thay đổi toàn diện, tích cực_kèo nhà

Ứng dụng AI trong kiến trúc, quy hoạch đô thị: Thay đổi toàn diện, tích cực_kèo nhà

2025-01-25 12:53:58 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Fabet
viec-day-manh-nghien-cuu-ung-dung-trien-khai-cac-nen-tang-cong-nghe-ai-se-mang-lai-hieu-qua-trong-linh-vuc-kien-truc-va-quy-hoach-do-thi.-anh-nguyen-quang.jpg
Việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng triển khai các nền tảng công nghệ AI sẽ mang lại hiệu quả trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch đô thị. Ảnh: Nguyễn Quang

Giúp giải quyết một số vấn đề cấp bách

Trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, ứng dụng nền tảng công nghệ số đã mang đến nhiều hiệu quả rất lớn, tạo nên sự đột phá cả về chất lượng, tiến độ thực hiện của các thiết kế cũng như nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch.

Kiến trúc sư Phạm Hoàng Phương (Viện Kiến trúc quốc gia) chia sẻ, AI có thể được triển khai ở toàn bộ các bước thiết kế kiến trúc để tự động hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và nhanh chóng tạo ra các dự án chất lượng cao, với chi phí thấp hơn như thu thập thông tin và đánh giá hiện trạng của địa điểm xây dựng công trình; nghiên cứu đề xuất các ý tưởng thiết kế; triển khai các nội dung thiết kế kỹ thuật, chuyển đổi để có thể áp dụng cho các quy trình xây dựng hiện đại theo hướng công nghiệp hóa xây dựng…

Cùng nhận định trên, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội Nguyễn Văn Hải cho rằng, AI đã mang lại những bước tiến vượt bậc, thay đổi toàn diện lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc. Tại các thành phố lớn, trong đó có Thủ đô Hà Nội, tốc độ đô thị hóa nhanh đặt ra nhiều vấn đề cấp bách, AI sẽ giúp phát huy hiệu quả tối đa việc giải quyết mâu thuẫn giữa tăng trưởng và phát triển bền vững. Cụ thể, AI sẽ mang lại những giải pháp mới từ mô phỏng dữ liệu lớn để dự đoán xu hướng quy hoạch đến tự động hóa trong thiết kế kiến trúc và hỗ trợ xây dựng các thành phố thông minh.

Từ kinh nghiệm thực tiễn công việc, kiến trúc sư Trần Vũ Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Kiến trúc Lập phương Cubic chia sẻ, công ty đã thiết kế 96 dự án cao tầng tại 16 tỉnh, thành phố; xây dựng 52.600 căn hộ và hơn 8 triệu mét vuông sàn. Do đặc thù có những công việc lặp đi lặp lại nhưng đứt gãy dữ liệu, khó tái sử dụng dữ liệu quá khứ cho dự án mới nên nếu ứng dụng AI, máy tính sẽ giúp rút ngắn từ 1/100 đến 1/1.000 thời gian làm.

Còn theo kiến trúc sư Trịnh Quốc Bảo, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Phát triển công nghệ kiến trúc Công ty Cubic, ứng dụng công nghệ số, đặc biệt là AI, để xây dựng dữ liệu và tối ưu hóa việc sử dụng dữ liệu kiến trúc nhằm tăng năng suất lao động và giảm chi phí vận hành đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chuyển đổi số trong ngành kiến trúc còn hướng tới mục tiêu tự động hóa, chính xác hóa, nâng cao hàm lượng khoa học trong thiết kế.

Áp dụng trong nhiều khâu

Ứng dụng AI trong quy hoạch, kiến trúc ở Việt Nam đã bước đầu có những sản phẩm cụ thể. Tại tọa đàm “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kiến trúc và quy hoạch” vừa được Hội Kiến trúc sư Hà Nội tổ chức, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ giải pháp SOS Hoàng Anh chia sẻ về hiệu quả ban đầu của ứng dụng AI trong quản lý, cấp phép xây dựng đang được thực hiện tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác trong cả nước.

Ứng dụng AI đã cho phép tự động hóa tối đa toàn bộ quy trình thiết kế. Toàn bộ thông tin quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, chỉ tiêu thiết kế ngôi nhà… đều được tự động hóa, tập hợp đưa thành đầu vào để dựng lên mô hình nhà. Tính chính xác với dữ liệu về bản đồ địa chính chính xác đến đơn vị centimet và milimet nên quy trình vẽ được tiến hành nhanh, đưa ra mô hình đúng với hiện trạng. Đến nay, hệ thống dữ liệu của SOS đã có khoảng 2 triệu ngôi nhà được cấp phép tự động.

“Tại 21 quận, huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh, người dân lựa chọn dịch vụ Smart City với quy trình thực hiện cấp phép xây dựng và thụ lý cấp phép xây dựng tự động. Hệ thống sẽ tự động tạo hồ sơ xin phép xây dựng, trong đó có sơ đồ vị trí, sổ đỏ, có năng lực đơn vị thiết kế, có mặt bằng, mặt cắt, bản vẽ các tầng, mặt móng. Hồ sơ sau khi hoàn thiện sẽ được gửi UBND các quận huyện và Sở Xây dựng. Việc kiểm tra thông tin cũng tự động. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện, ký chữ ký số và trả kết quả cho người dân”, ông Hoàng Anh cho biết.

Để quản lý hoạt động xây dựng sau cấp phép, giải pháp công nghệ được Công ty SOS đưa ra là sử dụng máy bay không người lái tự động nhận diện công trình. Kết quả thí điểm chụp tại địa bàn 2 phường Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B (quận Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) với quy mô bay 22km, thiết bị đã phát hiện ra gần 2 vạn vi phạm.

Tiến sĩ, kiến trúc sư Trịnh Hồng Việt (Viện Kiến trúc quốc gia) đánh giá, qua thời gian đầu triển khai, cũng còn một số vấn đề tồn tại được chỉ ra như công nghệ AI tại Việt Nam chủ yếu áp dụng vào các giai đoạn ban đầu là thiết kế ý tưởng. Một số công nghệ mới được áp dụng trên cơ sở tích hợp vào nền tảng phần mềm thông thường nên có sự xung đột với phần cứng. Việc ứng dụng AI trong các giai đoạn thiết kế kỹ thuật, triển khai xây dựng dự án còn cần thời gian để hoàn thiện.

Do đó, cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng triển khai các nền tảng công nghệ AI trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch đô thị trên cơ sở lựa chọn các nền tảng phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam cũng như cơ chế ưu tiên nghiên cứu Việt hóa một số các nền tảng AI để tối ưu hóa và thể hiện rõ bản sắc kiến trúc Việt Nam.

TheoBảo Hân(Báo Hànộimới)

(责任编辑:La liga)

    推荐文章
    热点阅读