Người đàn ông trên được gia đình đưa tới khám tại trạm y tế xã,àysaubữanhậutớibếnngườiđànôngsuýtchếkeo nha cai.de chẩn đoán đau dạ dày. Tuy nhiên, bệnh nhân không đỡ, đau tăng lên, nôn nhiều, được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ). Kết quả xét nghiệm, kiểm tra cận lâm sàng cho thấy có hình ảnh viêm tụy cấp Balthazar C, tăng lipid máu hỗn hợp. Nhận thấy tình trạng nguy hiểm của bệnh nhân, các bác sĩ đã lập tức đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm bù dịch; đặt sonde dạ dày và lọc máu thay huyết tương. Sau 4 giờ lọc máu liên tục, bệnh nhân đã đỡ đau bụng, áp lực ổ bụng giảm. Tới ngày 11/11, sau 3 ngày điều trị, người bệnh đã ổn định, tỉnh táo và đỡ đau bụng. Bác sĩ chuyên khoa I Phùng Thị Thúy Nga, Phụ trách Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy, cho biết có nhiều nguyên nhân gây viêm tụy cấp, nhưng phổ biến nhất (chiếm tới 70-80% các trường hợp) do sỏi mật và rượu; tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid... Đau bụng là dấu hiệu lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân viêm tụy cấp. Các cơn đau thường khởi phát đột ngột, sau bữa ăn no, nhiều mỡ, sau bữa tiệc. Cơn đau thường có tính chất cấp tính, dữ dội; đau vùng trên rốn, bên trái, lan ra lưng trái. Buồn nôn và nôn nhiều và liên tục, sau nôn không đỡ đau cũng là dấu hiệu thường thấy của bệnh lý này. Viêm tụy cấp có thể gây ra nhiều biến chứng. Bệnh nhân có thể sốc, xuất huyết tại tuyến tuỵ, trong xoang bụng, ống tiêu hóa hoặc ở các cơ quan xa do men tuỵ làm tổn thương các mạch máu, tiên lượng nặng. Bệnh nhân cũng có thể nhiễm trùng tại tuyến tụy, suy hô hấp cấp tiên lượng nặng. Nếu viêm tụy cấp tái phát nhiều lần (thường ở người nghiện rượu), bệnh có thể diễn tiến thành mạn tính. Những loại rượu tuyệt đối phải tránh xaMặc dù đã có nhiều lời cảnh báo về tác hại của tình trạng ngộ độc rượu methanol (cồn công nghiệp) đối với sức khỏe nhưng không ít người vẫn phải nhập viện cấp cứu vì uống phải loại rượu này. |