Sáng 21/8,ếnnghịBộYtếvớichínhphủnângcaochếđộđãingộthuhútnhânlựcytếvolendam đấu với ajax Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị quan trọng này.
Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét, chỉ đạo 10 vấn đề lớn của ngành Y tế, trong đó có 4 nội dung về nâng cao chế độ đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực y tế.
Thứ nhất, Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ có chính sách quy định hỗ trợ tiền đóng học phí cho học viên, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đặc biệt chuyên ngành khó tuyển, các ngành phục vụ cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở như chính sách với sinh viên sư phạm.
Theo Bộ Y tế, hiện Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ thích hợp như chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt... để thu hút học viên, sinh viên giỏi vào học ngành Y, tạo điều kiện thuận lợi khi học xong được phục vụ đúng ngành, chuyên ngành đào tạo trong hệ thống y tế.
Thứ hai, Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 56 năm 2011 của Chính phủ, trong đó tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở lên 100%.
Thứ ba, Bộ đề xuất Chính phủ sớm xem xét và ban hành Nghị quyết về giải pháp, chính sách hỗ trợ cho nhân viên y tế thôn bản; Thực hiện phụ cấp theo nghề mức cao nhất đối với viên chức ngành y tế. Chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ sau khi tuyển dụng được xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh.
Lý do được Quyền Bộ trưởng Y tế đưa ra là do thời gian học tập, thực hành của nhóm chức danh này kéo dài hơn so với các ngành nghề khác trong hệ thống chính trị.
Thứ tư, Bộ Y tế đề xuất công nhận liệt sĩ đối với các cán bộ, nhân viên y tế hy sinh do mắc Covid-19 trong khi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch.
Đây không phải lần đầu cơ quan của Bộ Y tế đề xuất nội dung này. Đại diện Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết suốt hơn hai năm chống dịch Covid-19, đã có ít nhất 10 nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên) tử vong trong quá trình tham gia thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch.
Chế độ chính sách cho nhân viên y tế lạc hậu
Ông Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, chia sẻ chế độ chính sách cho nhân viên y tế chưa phù hợp, lạc hậu, chậm thay đổi phù hợp với thực tế hiện nay.
Hiện phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật thủ thuật được thực hiện theo Quyết định 73 năm 2011. Hơn 10 năm, mức chi phụ cấp này đã không còn phù hợp.
Cụ thể, mức phụ cấp trực 24/24 là 115.000 đồng/người/phiên trực, hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng Đặc biệt. Mức phụ cấp phẫu thuật cho ca mổ loại đặc biệt là 280.000 đồng/ca, ca mổ loại 1 là 125.000 đồng/ca cho phẫu thuật viên chính.
"Một ca mổ đặc biệt thông thường kéo dài từ 4 tới 6 giờ, thậm chí có ca trên 8 giờ như phẫu thuật tim liên quan đến động mạch chủ vẫn chỉ nhận được mức phụ cấp là 280.000 đồng/ca cho phẫu thuật viên chính thật sự không tương xứng với sức lao động của người bác sĩ", theo lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy.
Do đó, các bệnh viện đề xuất phải thay đổi tăng mức phụ cấp cho người lao động, tái tạo sức lao động đăc biệt là lao động về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, Trần Tiến Dũng, cho biết vướng mắc lớn trong hệ thống y tế tại tỉnh này là khó tuyển dụng cán bộ, nhân viên y tế và thiếu bác sĩ chuyên khoa.
Năm 2021, Lai Châu có 103 biên chế và tổ chức thi nhưng chỉ có 44 hồ sơ đăng ký. Hiện nay, tỉ lệ bác sĩ ở các trạm y tế cũng thiếu, chỉ đáp ứng khoảng 30%.
Chủ tịch tỉnh Lai Châu đề nghị rà soát lại toàn bộ nội dung, văn bản quy phạm pháp luật về chính sách đãi ngộ, tuyển dụng và phụ cấp thâm niên nghề, đề xuất cần có chính sách đãi ngộ xứng đáng với các y bác sĩ và phát triển nguồn nhân lực.
Theo Bộ Y tế, chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực ngành Y tế chưa bảo đảm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của phần lớn cán bộ y tế; chưa tương xứng nếu so sánh với quá trình đào tạo và với các ngành, lĩnh vực khác.
Bộ Y tế đánh giá có “xu hướng dịch chuyển nguồn nhân lực từ công sang tư, bỏ việc”. Thực tế, từ đầu năm 2021 đến giữa năm 2022, có gần 9.500 viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc. Trong số này có gần 800 viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ.
Lãnh đạo Bộ Y tế nhận định tình trạng cán bộ y tế khu vực công lập nghỉ việc, bỏ việc thời gian vừa qua về lâu dài sẽ tác động đến việc triển khai công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của hệ thống y tế và bảo đảm công bằng của người dân khi khám bệnh, chữa bệnh.
Tại sao bệnh viện hạng đặc biệt vẫn hụt hơi khi tự chủ toàn diện?"Sau 2 năm, 3 mục tiêu ban đầu đặt ra đều không đạt. Chúng ta nên dừng thí điểm bệnh viện tự chủ toàn diện, chỉ thực hiện tự chủ toàn điện khi các điều kiện đã chín muồi", TS Nguyễn Huy Quang nói.(责任编辑:La liga)
Nhận định, soi kèo Porto vs Olympiacos, 0h45 ngày 24/1: Chủ nhà sa sút
Du lịch thế giới cùng Yến Nhi qua tà áo dài
Đang truy xuất nguồn gốc thịt ôi thiu vào trường tiểu học
ĐH có học phí kỷ lục lo ngại 'sexting'
Nghệ sĩ Trà My: 'Nồi rượu khê, gánh su hào của mẹ thức tỉnh tôi'
Sao Việt 11/1/2024: Thanh Thanh Hiền cà phê một mình
CMC Telecom hợp tác với Check Point nâng cao bảo mật cho doanh nghiệp Việt
Tổng thống Brazil bị phạt vì vi phạm quy định phòng chống Covid
Lời chúc 20/10 cho khách hàng hay và ý nghĩa nhất năm 2022
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 Hà Nội (tham khảo)