Văn bản do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu ký gửi Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện,ảngNamchấmđiểmngườiđứngđầutrongthựchiệncảicáchhànhchísoi kèo macarthur fc thị xã, TP; Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) và chuyển đổi số…nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện các nhiệm vụ ở 7 lĩnh vực.
7 lĩnh vực gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện cải cách thủ tục hành chính; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.
Chỉ số CCHC đạt từ 90% trở lên được xếp loại xuất sắc
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của người đứng đầu trong thực hiện công tác CCHC được căn cứ vào kết quả xếp hạng công tác CCHC của cơ quan, đơn vị, địa phương hằng năm.
Cụ thể, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương được đánh giá, xếp loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ CCHC phải thực hiện đầy đủ, đạt yêu cầu các nội dung được quy định và có kết quả xếp hạng Chỉ số CCHC trong năm đánh giá đạt từ 90% trở lên theo quyết định phê duyệt, công bố Chỉ số CCHC của cấp có thẩm quyền; đồng thời có tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trễ hẹn dưới 5%.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ CCHC phải thực hiện đầy đủ, đạt yêu cầu các nội dung được quy định và có kết quả xếp hạng chỉ số CCHC trong năm đánh giá đạt từ 80% đến dưới 90% theo quyết định phê duyệt, công bố chỉ số CCHC của cấp có thẩm quyền; đồng thời có tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trễ hẹn dưới 5%.
Hoàn thành nhiệm vụ CCHC phải thực hiện đầy đủ, đạt yêu cầu các nội dung được quy định và có kết quả Chỉ số CCHC trong năm đánh giá đạt từ 65% đến dưới 80% theo quyết định phê duyệt, công bố chỉ số CCHC của cấp có thẩm quyền.
Không hoàn thành nhiệm vụ CCHC khi thực hiện không đầy đủ, chưa đạt yêu cầu một số nội dung được quy định và có kết quả chỉ số CCHC trong năm đánh giá đạt dưới 65% theo quyết định phê duyệt, công bố chỉ số CCHC của cấp có thẩm quyền.
Về thẩm quyền đánh giá, xếp hạng mức độ hoàn thành nhiệm vụ CCHC như sau: Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Ban quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố đánh giá Chủ tịch UBND các xã, phường, thị xã hoặc người đứng đầu các phòng, ban, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch tuyên truyền CCHC năm 2024 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về công tác CCHC.
Các nội dung tuyên truyền tập trung phổ biến, quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách về cải CCHC; các chương trình, kế hoạch của Chính phủ, UBND tỉnh về CCHC và những kết quả đạt được; các mô hình, sáng kiến hay, hiệu quả trong thực hiện công tác CCHC;
Phổ biến, tuyên truyền các nhiệm vụ trọng tâm của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch công tác CCHC năm 2024; việc triển khai Quyết định số 06 ngày 06/1/2022 của Thủ tướng về Đề án 06.
Đồng thời, tuyên truyền về cải thiện và nâng cao Chỉ số CCHC (PAR Index), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ cơ quan hành chính (SIPAS), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số chuyển đổi số (DTI)…
Ráo riết kiểm tra công tác CCHC, chuyển đổi số
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch kiểm tra công tác CCHC, chuyển đổi số và công vụ năm 2024 tại các sở và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Thời gian kiểm tra dự kiến thực hiện từ tháng 4 đến tháng 9/2024.
Theo đó, nội dung kiểm tra toàn diện công tác CCHC và chuyển đổi số tập trung về việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về công tác CCHC và chuyển đổi số; kết quả thực hiện các nhiệm vụ cải CCHC và chuyển đổi số trong năm 2023; việc tổ chức, triển khai và kết quả thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao tại kế hoạch cải CCHC năm 2024.
Kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo của UBND tỉnh về thực hiện các giải pháp để cải thiện, nâng cao các chỉ số PAR Index, SIPAS, PAPI, PCI, DTI…
Đối với kiểm tra chuyên đề, tập trung về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên lĩnh vực y tế; việc tổ chức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử.
Kiểm tra công vụ về việc chấp hành nội quy, quy chế làm việc; thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa công sở, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ…
Qua kiểm tra nhằm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các sở, ngành, địa phương; Đồng thời rút ra những vấn đề cần quan tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công tác trong thực thi công vụ…
An Nhiên