Sâu chít - loại côn trùng xuất hiện trong thân những cây chít mọc trên rừng,ạtđặcsảnconnhungnhúcbéotrònkháchvừaănvừasợbóng da wap được xem là đặc sản ở vùng cao Tây Bắc. Loại sâu này có thể dùng để chế biến thành các món ăn có vị bùi ngậy, thơm ngon hoặc dùng ngâm trong rượu có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực cho đàn ông và làm đẹp da phụ nữ… Ảnh: Hoang Trang
Mùa sâu chít thường kéo dài khoảng 4 tháng, từ tháng 11 năm trước đến cuối tháng 2 năm sau. Không chỉ là món ăn phổ biến của bà con vùng Tây Bắc, sâu chít còn được vận chuyển đi nhiều nơi, thậm chí là tới các tỉnh phía Nam, trở thành đặc sản "hút" khách. Ảnh: Đặc sản Hà Giang
Mỗi kg sâu chít thường có giá từ 800.000 - 1.000.0000 đồng/kg. Chúng được chế biến thành nhiều món, trong đó ngon nhất là món sâu chít xào lá chanh. Vị bùi, béo ngậy và ngọt của món sâu này có thể chinh phục bất cứ ai, kể cả những thực khách khó tính nhất. Ảnh: Alissa Hằng
Sâu tre - món ngon khó cưỡng xứ Thanh
Sâu tre (hay còn gọi sâu măng) khá giống sâu chít, là loài côn trùng ký sinh trong thân cây tre (hoặc nứa) non, thường xuất hiện ở một số tỉnh vùng núi Tây Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu hay huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Tuy vẻ ngoài khiến nhiều người e sợ nhưng sâu tre lại là nguyên liệu làm nên nhiều món khoái khẩu "được lòng" giới sành ăn. Ảnh: Xuân Chinh
Khoảng từ tháng 9 - tháng 11 âm lịch là thời điểm sâu sinh sôi nảy nở, phát triển nhiều và béo ngậy nhất. Thời gian này, người dân địa phương thường vào rừng "săn" sâu. Mỗi kg sâu tre có giá từ 500.000 - 600.000 đồng, tùy thời điểm và chất lượng. Sâu phải bán ngay lúc còn sống mới giữ được độ tươi ngon, không hao hụt. Ảnh: Bình Tóc Xoăn
Sâu được sơ chế đơn giản, rửa qua nước sạch rồi để ráo hoặc ngâm vào nước muối pha loãng hay nước vôi trong để loại sạch chất bẩn. Nó là nguyên liệu làm nên nhiều món như sâu tre xào măng, nộm hoa chuối, sâu tre chiên giòn,... nhưng ngon và hấp dẫn nhất vẫn là sâu tre rang lá chanh. Ảnh: Khúc Minh Hằng
Sùng đất - món ngon "nhìn thấy ghê" của bà con Quảng Ngãi
Theo người dân địa phương, sùng đất có thể là ấu trùng của bọ hung, sống ở độ sâu khoảng 20cm dưới đất, to bằng ngón tay út người lớn, có màu trắng ngà, trắng xanh hoặc vàng. Phần đầu, chân và càng của chúng có màu nâu đậm hơn, giống như cánh gián. Các đốt trên cơ thể sùng đất đều có lông tơ dạng móc câu. Ảnh: Quốc Triều
Mùa sùng đất kéo dài từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 12 hàng năm. Thời điểm sùng sinh sôi nảy nở và ngon nhất là sau mỗi đợt lũ lớn, bãi bồi của các con sông được phủ một lớp phù sa màu mỡ. Khi ấy, người dân Quảng Ngãi đổ xô đi đào sùng bán cho các nhà hàng, quán nhậu với giá 300.000 đồng/kg. Ảnh: Hoàng Yến
Sùng đất có vẻ ngoài nhìn rất đáng sợ nhưng là loại thực phẩm sạch, bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ngon như sùng luộc, chiên hay băm nhỏ đúc bánh xèo,... Nhưng dậy mùi và giữ được hương vị vốn có của sùng nhất phải kể đến món sùng nướng muối ớt. Vị dai, thơm, ngọt và béo hòa lẫn với phần sữa béo ngậy bên trong sùng đất khiến thực khách tê tái cả vị giác. Ảnh: Po Bella
Sâu muồng - đặc sản trứ danh vùng Tây Nguyên
Với bà con Tây Nguyên, cây muồng là loại cây quen thuộc, thường được trồng để cây tiêu bám vào. Những loài sâu ăn lá cây này, bám đầy trên từng tán lá được người dân thu hoạch gọi là nhộng sâu muồng. Ảnh: Đặng Dương
Mùa sâu muồng chỉ kéo dài trong khoảng tháng 3, tháng 4. Chờ đến khi chúng đóng kén thì bà con Tây Nguyên bắt đầu lên nương rẫy, thu hoạch sâu về chế biến thành nhiều món như sâu muồng sống (ăn với mắm ớt hoặc muối tiêu) hay sâu muồng chiên, xào, luộc,... Ảnh: Lê Thị Kiều Trinh
Sâu muồng có vị béo, ngọt nước, tan chảy trong miệng. Tuy nhiên, với những thực khách lần đầu thưởng thức chắc chắn không tránh khỏi cảm giác sợ hãi, rùng mình. Trước đây, chỉ người địa phương mới biết đến sâu muồng nhưng nay chúng đã được phân phối đi nhiều nơi để tiêu thụ, trở thành đặc sản "hút" khách sành ăn với giá khoảng 170.000 đồng/kg. Ảnh: Công Lý
Đuông dừa - món "khoái khẩu" của người miền Tây
Đuông dừa (hay còn gọi là sâu dừa) là ấu trùng sống bên trong cổ hũ dừa. Sống nhờ chất dinh dưỡng từ phần ngon nhất, sạch nhất của cây dừa nên đuông dừa được cho là rất bổ dưỡng. Ảnh: @truongminhhieu1111
Những con đuông dừa chỉ bằng ngón tay trỏ hoặc ngón chân cái người lớn, dài chừng 3 - 5cm, toàn thân màu vàng nhạt. Đuông dừa có thể chế biến thành nhiều kiểu như nướng, nấu cháo, làm gỏi,... nhưng ngon nhất, dễ làm nhất vẫn là đuông dừa tắm mắm. Đây là món ăn khoái khẩu của người dân Bến Tre. Ảnh: @truongminhhieu1111
Sau khi rửa sơ qua nước cho sạch, đuông dừa được bỏ vào chén rượu trắng trong vài phút để loại bỏ chất đen trong cơ thể. Cuối cùng, ngâm chúng vào bát nước mắm ớt. Những con đuông dừa ngọ nguậy trong miệng, cắn ngập chân răng, thực khách sẽ cảm nhận được dòng sữa béo ngậy tan dần trong khoang miệng, tạo hương vị hấp dẫn lạ lùng. Ảnh: @truongminhhieu1111
Món ngon 'độc lạ', khó quên từ cà đắng Tây Nguyên
Ai có dịp ghé ngang đến trung tâm Tây Nguyên, mảnh đất Đắk Lắk nắng gió thưởng thức một vài món ngon từ quả cà đắng với vị lạ lẫm, khó quên.