Cũng như nhiều ngành nghề khác,ệtNamcầnpháttriểnhệsinhtháixuấtbản c2 cúp hoạt động của ngành xuất bản không nằm ngoài chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ. Cục Xuất bản, In, và Phát hành đã và đang nỗ lực để cấp phép nhiều đơn vị xuất bản và phát hành sách điện tử hơn.
Ở Việt Nam, các nhà xuất bản và các công ty sách gần một thập kỷ qua cũng đầu tư cho nhiều hình thức sách, ngoài sách giấy truyền thống. Để đa dạng hình thức sách, hình thức đọc, hình thức mua hàng của độc giả, cần phát triển một hệ sinh thái xuất bản tích hợp giữa truyền thống và công nghệ số.
Đầu tư cho hệ sinh thái xuất bản là đúng đắn
Bà Phan Thị Thu Hà - Giám đốc NXB Trẻ cho biết đã và đang phát triển hệ sinh thái này. Bên cạnh sách giấy, đơn vị có kênh phát hành sách điện tử (ebook). Hiện nay, với số đầu sách gần 500 tựa, NXB Trẻ đang chào bán cho các thư viện, tổ chức có nhu cầu. Đặc biệt, với nền tảng sách số này, NXB Trẻ có đầy đủ sách điện tử của bộDi sản Hồ Chí Minh.Ở mảng sách nói (audiobook), đơn vị phát hành các sản phẩm của mình thông qua nền tảng của đối tác cung cấp dịch vụ.
“Tính đến nay, doanh số sách điện tử, sách nói - dù không chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh số chung của NXB, nhưng sự tăng trưởng hàng năm là tín hiệu đáng mừng. Điều này cho thấy việc đầu tư cho hệ sinh thái xuất bản là đúng đắn, phù hợp với công cuộc chuyển đổi số nói chung và chủ trương của ngành xuất bản nói riêng”, bà Hà thông tin.
Thực tế, để xây dựng hệ sinh thái tích hợp như thế cần nhiều nguồn lực - đội ngũ nhân sự, nguồn đề tài và tài lực... đầu tư cho các nền tảng điện tử. Việc đàm phán bản quyền với những tác giả trong và ngoài nước để sách xuất bản trên đa nền tảng, hoặc xuất bản trên nền tảng điện tử trước, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Công nghệ lại nhanh chóng lỗi thời, phải cập nhật liên tục. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ bản quyền trên không gian mạng còn gặp nhiều khó khăn.
Để cho ngành xuất bản ngày càng phát triển mạnh và bền vững theo hướng hệ sinh thái tích hợp giữa truyền thống và công nghệ số, Giám đốc NXB Trẻ cho rằng:
Cần sớm có chiến lược quốc gia về xuất bản sách điện tử (ebook, audiobook, VR book…). Có được chiến lược này, chúng ta mới tận dụng được nguồn lực và lợi ích to lớn của công nghệ để hợp lực đưa được nhiều sách hơn nữa tới đông đảo bạn đọc, không chỉ trong nước, ở vùng sâu vùng xa mà còn bạn đọc trên toàn thế giới.
Đẩy mạnh hoàn thiện các chính sách, cơ chế nhằm bảo vệ bản quyền trên không gian mạng. Cần mạnh tay dẹp bỏ triệt để các hành vi chia sẻ lậu, bất hợp pháp các ebook, audiobook trên mạng, YouTube, mạng xã hội… Đặc biệt, xử lý nhanh chóng nhiều đơn vị ngang nhiên xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử mà chưa được cấp phép.
Cần quan tâm, hỗ trợ đầu tư công nghệ cho các đơn vị xuất bản. Tiềm lực về nền tảng công nghệ của các nhà xuất bản và các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất bản còn hạn chế. Trong bối cảnh chuyển đổi số, nền tảng công nghệ để sản xuất và phát hành sách điện tử rất mau lỗi thời, do đó các đơn vị cần nguồn vốn lớn để liên tục cập nhật, nâng cấp. Có như thế mới đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc, theo kịp xu hướng của thế giới, và tránh lặp lại những khó khăn mà các công ty ebook thời kỳ đầu ở Việt Nam gặp phải.
Tăng cường đào tạo nhân lực làm xuất bản theo hướng tích hợp có chất lượng cao, am hiểu về xuất bản lẫn công nghệ. Mở những khoá đào tạo về các công nghệ mới và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động xuất bản để hỗ trợ cho việc phát triển hệ sinh thái xuất bản.
Theo TS. Vũ Thuỳ Dương - Trưởng khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sự thay đổi của ngành xuất bản trong môi trường số đặt ra nhiều vấn đề, việc đào tạo nhân lực thật sự phải chú trọng.
Với tư cách là trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông hàng đầu của cả nước, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có vai trò quan trọng không chỉ tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới mà còn đặt nền tảng để nguồn nhân lực thích ứng trong thời gian dài hơn do bối cảnh công nghệ xuất bản thay đổi và phát triển rất nhanh.
Vì thế, theo TS. Vũ Thuỳ Dương, chương trình đào tạo xuất bản của Học viện ngày càng được cải tiến sát với yêu cầu thực tiễn, nội dung cập nhật, có tính ứng dụng cao, tăng cường thực hành gắn với sử dụng công nghệ.
“Lĩnh vực xuất bản điện tử ở Việt Nam đã có hơn 10 năm để phát triển. Với sự quan tâm đặc biệt của Bộ Thông tin và Truyền thông, sự quản lý chặt chẽ đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi của Cục xuất bản, In, và Phát hành, lĩnh vực xuất bản điện tử dần có những kết quả tích cực. Hướng phát triển này của ngành xuất bản phù hợp với xu hướng và nhu cầu của bạn đọc ở Việt Nam hiện nay, hy vọng hệ sinh thái xuất bản tích hợp giữa truyền thống và công nghệ số sẽ tiếp tục phát triển mạnh và bền vững”, Giám đốc NXB Trẻ khẳng định.
Bài 3: Khát vọng dân trí, doanh trí, giáo trí và sứ mệnh mới của ngành xuất bản
'Mỗi nhà xuất bản cần có bản sắc riêng'Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, "ngành xuất bản cần đổi mới, cần tư duy lại về cách làm sách"; cần phải thích nghi với cuộc các mạng công nghệ; đổi mới sáng tạo là câu chuyện chính của ngành xuất bản và "mỗi NXB cần có bản sắc riêng".