当前位置:首页 >Cúp C1 >Chi tiền tỷ đi du học, sinh viên về nước chật vật tìm việc_kq net 2

Chi tiền tỷ đi du học, sinh viên về nước chật vật tìm việc_kq net 2

2025-01-25 13:13:35 [Nhà cái uy tín] 来源:Fabet

Chi tiền tỷ cho con đi du học

Bà Trần Lệ Anh,ềntỷđiduhọcsinhviênvềnướcchậtvậttìmviệkq net 2 58 tuổi, ở Trung Quốc chia sẻ câu chuyện thực tế của gia đình về việc chi tiền tỷ cho con đi du học. Năm 2010, con trai bà - Hạ Bân, thi trượt ĐH. 

Người này cho biết sau lần đầu tiên, con trai trượt ĐH, gia đình phải hạ thấp yêu cầu. "Nếu không thể thi vào các trường ĐH thuộc dự án 985 và 211 (Dự án các trường ĐH hàng đầu thế giới của Trung Quốc), có thể vào trường bình thường”, người mẹ nói với con trai trong lần thi thứ 2. 

Ngày công bố điểm thi, Hạ Bân thông báo trượt ĐH lần 2. Lúc này, vợ chồng bà Lệ Anh suy sụp. Khi bố mẹ đang tuyệt vọng, Hạ Bân nói muốn đi du học. “Con nghe nói đi du học, về nước sẽ dễ dàng tìm việc", Hạ Bân khẳng định. 

Nghe gợi ý này, vợ chồng bà quyết định cho con đi du học. "Chúng tôi gửi con trai đến trung tâm dạy Ngoại ngữ, sau đó ủy thác cho cơ sở này làm thủ tục đưa Hạ Bân sang nước ngoài học”, bà cho biết.

Vợ chồng bà Lệ Anh tham khảo ý kiến của nhiều người, quyết định cho con sang Đức. Chi phí học tập và sinh hoạt tại đây khoảng 300.000 NDT/năm (994 triệu đồng), sang đó Hạ Bân có thể vừa làm vừa học.

Tuy nhiên, sau khi sang Đức, Hạ Bân gặp rào cản về ngôn ngữ. Do đó, anh mất 1,5 năm học thêm tiếng Đức. Gia đình đã phải chi 100.000 NDT (331 triệu đồng) để Hạ Bân học tiếng. 

Đến năm 22 tuổi, Hạ Bân mới chính thức là sinh viên năm nhất ĐH ở Đức. Tưởng chừng, quá trình học của anh thuận lợi. Nhưng do tiếp thu chậm, Hạ Bân liên tục trượt môn. Anh mất đến 7 năm mới có thể tốt nghiệp tại trường ĐH bình thường ở Đức. 

Bà Lệ Anh cho biết con trai ở Đức 8,5 năm, gia đình chi khoảng 2,5 triệu NDT (8,2 tỷ đồng). Cuối năm 2022, Hạ Bân về nước với hy vọng tìm được công việc ổn định. Thế nhưng, thực tế phũ phàng, anh không thể tìm được công việc lý tưởng, phù hợp với bản thân. 

Sau cùng, anh quyết định thuê một khu đất rộng ở vùng nông thôn để trồng hoa. Bà Trần Lệ Anh và chồng sốc với quyết định của con trai, tuy nhiên họ vẫn tôn trọng. 

Người mẹ chia sẻ câu chuyện này với cảm xúc lẫn lộn. Thậm chí, vợ chồng họ không dám khoe với người ngoài có con đi du học. Bà cho rằng dù tôn trọng quyết định của con nhưng vẫn không khỏi chạnh lòng.

Đổi ngành vì ứng tuyển 50 công ty không thành công

Tiểu Lộc, 28 tuổi, là du học sinh tại Đức, chuyên ngành Hóa học Ứng dụng. Sau khi tốt nghiệp ĐH, anh trở về Trung Quốc nghỉ ngơi 1 năm. Học phí tại Đức 4 năm của Tiểu Lộc hơn 600.000 NDT/năm (1,9 tỷ đồng). 

Về nước một thời gian, Tiểu Lộc sang Anh học thạc sĩ tại trường ĐH Manchester (MIT) với mức học phí 350.000 NDT/năm (1,1 tỷ đồng). Với chi phí học tập ở nước ngoài, Tiểu Lộc dự kiến mất khoảng 5-6 năm mới có thể hồi vốn.

Cuối năm 2021, Tiểu Lộc tốt nghiệp thạc sĩ và trở về Trung Quốc. Anh tham gia ứng tuyển vào hơn 50 công ty hàng tiêu dùng và dược phẩm như Pfizer, Unilever, P&G và Bayer.

Cầm trên tay bằng cử nhân ĐH ở Đức và bằng thạc sĩ tại MIT, anh không nhận được lời làm việc tại các công ty trên.

Chuyên ngành của Tiểu Lộc có tính đặc thù, tìm việc khó. Bên cạnh đó, anh cũng phải đối mặt với không ít các đối thủ giỏi đến từ các ĐH như Phúc Đán, Giao thông, Công nghệ Nanyang...

Vì không tìm được việc, Tiểu Lộc quyết định chuyển chuyên ngành. Anh tham gia lớp phân tích dữ liệu và huấn luyện phỏng vấn bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ, anh nhận được 3 lời mời phỏng vấn và trúng tuyển vào một công ty đãi ngộ tốt.

Du học sinh về nước chật vật tìm việc 

Tiểu Lâm, 26 tuổi, du học sinh tại Anh 6 năm, chuyên ngành Tài chính. Trong khoảng thời gian này, bố mẹ Tiểu Lâm đầu tư cho con 2 triệu NDT (6,6 tỷ đồng) tiền học. Vừa về nước hồi đầu năm, bạn bè tưởng rằng Tiểu Lâm sẽ dễ dàng tìm được công việc lương 20.000 NDT/tháng (66 triệu đồng).

Trải qua nửa năm tìm việc, cuối cùng Tiểu Lâm ứng tuyển thành công vào vị trí giao dịch viên lương 5.000 NDT/tháng (16 triệu đồng). Với mức lương này, nữ cử nhân không biết phải mất bao nhiêu năm mới hoàn đủ 2 triệu NDT tiền học ở nước ngoài 6 năm. 

Lục Trì, 24 tuổi, là cử nhân ngành Truyền hình - Điện ảnh. Anh quyết định ra nước ngoài học thêm để nâng cao trình độ và tăng cơ hội ứng tuyển. Chi phí học nâng cao ở nước ngoài của Lục Trì lên đến 500.000 NDT/năm (1,6 tỷ đồng).

Sau khi về nước, anh may mắn tìm được công việc đúng chuyên ngành. Tuy nhiên mức lương của Lục Trì nằm ngoài dự tính. Mỗi tháng, lương của anh vào khoảng 8.000 NDT (26 triệu đồng). Với mức lương này, anh mất hơn 5 năm mới có thể hoàn lại vốn. 

Nhiều gia đình chi tiền tỷ cho con đi du học với kỳ vọng về nước con có công việc ổn định không phải là những câu chuyện xa lạ. Thế nhưng, sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường việc làm ngày này khiến nhiều du học sinh về nước khó tìm được việc, thậm chí là lương thấp không đúng với kỳ vọng.

Theo Sohu

Quán quân đầu tiên của Olympia không đi du học ÚcTrần Thế Trung, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 quyết định không đi du học Úc mà ở lại Việt Nam học tập. Đây cũng là quán quân đầu tiên trong lịch sử Olympia từ trước đến nay chọn hướng đi này.

(责任编辑:World Cup)

    推荐文章
    热点阅读