Miền Bắc vừa trải qua cơn bão số 3 ở cấp siêu bão,điệnbăngbăngbơiquavùngngậpdânmạngkhenhếtlờinhưnglợibấtcậphạbong da ty le tv ngay sau đó là những cảnh báo về mưa lớn tới đây với lưu lượng có thể lên đến 300mm. Điều này cũng đem đến lo ngại về ngập lụt gây trở ngại cho các phương tiện giao thông, nhất là ô tô.
Mới đây, một đoạn video về chiếc xe ô tô điện băng băng "bơi" trong nước đã được cộng đồng mạng chia sẻ thu hút sự chú ý lớn.
Theo đó, chiếc xe điện biển vàng nổi bập bềnh giữa "biển nước" nhưng ngay sau đó, tài xế đã dễ dàng lái xe vượt qua, bên cạnh là chiếc ô tô truyền thống chạy xăng "chết máy". Không ít người dùng mạng chứng kiến hình ảnh này đã khen ngợi khả năng vượt mưa to bão lụt đáng ngạc nhiên của xe điện.
Xem video xe ô tô điện thoát ra khỏi nơi nước ngập sâu:
Thực tế việc xe ô tô điện lội nước đã được các hãng xe tận dụng để quảng cáo cho khả năng đặc biệt này, và điều đó khiến nhiều tài xế tự tin hơn.
Năm 2016, tỷ phú Elon Musk đã đăng một bài viết trên Twitter để ca ngợi khả năng lội nước của xe Tesla: "Model S đủ nổi để biến nó thành một chiếc thuyền trong thời gian ngắn và bánh xe quay sẽ tạo ra lực đẩy. Trong khi đó bộ truyền động và khối pin sẽ được bảo vệ kín đáo".
Hãng xe BMW còn đưa nội dung lội nước vào sách hướng dẫn sử dụng xe BMW i3: "Chỉ lái xe khi nước lặng và độ sâu không quá 250mm, tốc độ không nhanh hơn người đi bộ, tối đa 5 km/h". Điều này có nghĩa BMW i3 có thể đi qua mức nước sâu 250mm dù khoảng sáng gầm chỉ là 140mm.
Một số hãng xe khác cũng tuyên bố về khả năng lội nước trên xe điện mình sản xuất, như Jaguar I-Pace có khả năng lội nước sâu 500mm, Nissan Leaf có thể đi qua vùng nước có độ sâu 300-700 mm. Thậm chí YangWang - thương hiệu xe điện hạng sang thuộc BYD vừa ra mắt mẫu U8 tại Trung Quốc đã tuyên bố xe của mình có thể biến thành thuyền, với bản Premium có thể băng qua nước ngập 1.000mm, trong khi bản off-road Master đến 1.400mm.
Lý giải về khả năng lội nước của xe điện khác biệt xe động cơ đốt trong, các chuyên gia cho rằng mấu chốt nằm ở khả năng kháng nước của động cơ. Theo đó, xe động cơ đốt trong bắt buộc phải lấy khí tươi để trộn với nhiên liệu rồi mới phun thẳng vào buồng đốt, nên khi lội đường ngập, nước có thể xâm nhập vào cổ hút dẫn đến nguy cơ thủy kích, hư hỏng động cơ. Riêng xe ô tô điện truyền động nhờ mô-tơ và bộ pin đều có tiêu chuẩn kháng nước IP65 hoặc IP67, tùy thuộc vào loại xe. Xe điện hiện đại thường có xếp hạng IP67, cho phép xe ngâm ở mức nước cao tới một mét trong tối đa 30 phút mà không bị rò rỉ.
Mặc dù ô tô điện có khả năng chống nước tốt, nhưng không có nghĩa nó là một chiếc "tàu ngầm" thực thụ và tài xế lạm dụng sẽ lợi bất cập hại.
Năm 2015, hãng Fisker Automotive đã điều tra về hư hại của 300 chiếc Karma và phát hiện ra rằng những chiếc xe bị ngập dưới nước sâu 1,5-2,4 m trong vài giờ sau bão đã bị muối xâm nhập và ăn mòn độ điều khiển cụm pin. Lượng muối còn sót lại đã gây ra hiện tượng đoản mạch, dẫn đến hỏa hoạn. Lithium, một trong những nguyên liệu cấu thành pin ô tô điện, rất dễ bắt lửa và tạo ra nhiệt lượng lớn khi tiếp xúc với nước, nhất là nước có hàm lượng muối cao.
Năm 2021, kênh youtube Rich Rebuilds của một kỹ sư xe hơi tại Mỹ đã tiến hành mua một chiếc Tesla Model S bị hư hại do lũ lụt để sửa lại. Quá trình mổ xẻ cụm pin, một trong những module của nó đã bị nước xâm nhập và ăn mòn đến nỗi phát nổ sau khi tháo ra.
Năm 2023, chủ một chiếc Tesla Plaid Model S đã nổi hứng lái xe qua vùng nước ngập sâu tới 2 mét. Tuy nhiên sau đó, người này cho biết cả cụm máy trước và sau của xe đều bị nước lọt vào và phải thay thế, với chi phí 15.000 USD (khoảng 364 triệu đồng).
Các ví dụ trên cho thấy dù mô-tơ điện và cụm pin được thiết kế kháng nước nhưng chỉ ở mức độ nhất định, không thể hoàn toàn chống lại nước xâm nhập nếu để thời gian dài.
Bên cạnh đó, khi lái ô tô điện vào đường ngập sâu còn khiến nước ngấm vào các chi tiết thân vỏ, nhiều tạp chất, cặn bẩn sẽ bám vào các chi tiết kim loại nếu không vệ sinh lau khô sẽ gây rỉ sét và giảm tuổi thọ các ron cao su quanh cửa, cốp xe,... Điều này không chỉ gây mất an toàn cho người sử dụng mà còn khiến xe mất giá trị khi muốn bán lại.
Nhìn chung, ô tô điện rõ ràng có lợi thế trong tình huống mưa bão gặp đường ngập sâu, có thể giúp người lái thoát khỏi tình cảnh mênh mông nước nhưng người dùng cần phải biết dùng đúng cách.
Trước tiên, cần nhanh chóng lái xe thoát khỏi nơi ngập sâu rồi đưa xe lên vị trí khô ráo để nước tự thoát ra ngoài. Sau đó, tiến hành đưa xe đến đại lý để vệ sinh sạch sẽ các chi tiết dưới gầm xe bị ngấm nước, sàn xe với các đường dây điện,...
Cuối cùng, người dùng xe ô tô điện cũng nên áp dụng phương pháp lái xe mùa mưa bão tương tự xe động cơ đốt trong, bởi cẩn trọng vẫn luôn là cách bảo vệ "ví tiền" của mình tốt nhất thay vì làm theo quảng cáo.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những mẫu ô tô giá dưới 1 tỷ đồng lội nước sâu tốt nhất ở Việt NamKhông cần có giá bán lên tới vài tỷ đồng và trang bị những công nghệ địa hình xịn xò, những mẫu ô tô dưới đây dù giá dưới 1 tỷ đồng nhưng vẫn có khả năng lội nước đáng nể ở mức 800mm.