Vườn nguyệt quế cả nghìn cây của lão nông miền Tây_bongdaso com dữ liệu

Giống nguyệt quế "trời cho"

Gần 40 năm trước,ườnnguyệtquếcảnghìncâycủalãonôngmiềnTâbongdaso com dữ liệu trong một lần sang thăm nhà họ hàng, ông Lê Bá Sanh (72 tuổi, ngụ ấp 14, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) thấy có nhiều cây kiểng đẹp nên đã xin hạt về trồng. Số hạt giống ông Sanh đem vãi giữa khu vườn để hoang. 

Vườn nguyệt quế cả nghìn cây giá nào cũng không bán của lão nông miền Tây - 1

Ông Lê Bá Sanh bên cây nguyệt quế có tên gọi "Nhất trụ kình thiên" (Ảnh: Bảo Kỳ).

"Hồi đó tôi còn ở Bình Dương, vườn ở Tiền Giang để trống. Mấy hạt giống cây kiểng xin về tôi vãi ra vườn cứ thế mọc thành cây, rụng quả xuống lại mọc lên lớp mới, chủ yếu là nguyệt quế.

Mỗi năm vài lần về quê, cứ thấy chỗ nào cây con mọc dày thì tôi lại bứng đi trồng ở những chỗ trống. Qua mấy chục năm mới có được vườn nguyệt quế như bây giờ", ông Sanh chia sẻ.

Ngắm vườn nguyệt quế tuyệt đẹp của lão nông Tiền Giang

Ông Sanh cho biết nguyệt quế trong vườn ông gồm 2 giống, một loại có lá cong nhẹ, thân uốn lượn, một loại thân trực, thớ gỗ xoắn bện như dây thừng. Theo ông Sanh thì cả 2 giống nguyệt quế của ông đều độc lạ so với nguyệt quế trong vùng.

"Tôi đi khắp các vườn trong vùng đều không thấy có 2 loại nguyệt quế này, kỳ lạ hơn là ở vườn người họ hàng khi xưa tôi xin giống cũng không có. Biết mình được trời cho giống cây quý, tôi đã phá hết cây trong vườn, chỉ trồng mỗi 2 loại nguyệt quế này. Đến giờ trong vườn tôi đã có hơn nghìn gốc nguyệt quế từ 15 đến 35 tuổi", ông Sanh cho hay.

Vườn nguyệt quế cả nghìn cây giá nào cũng không bán của lão nông miền Tây - 2

Bonsai nguyệt quế được ông Sanh chỉnh sửa theo 4 dáng: trực, hoành, xiêu, huyền (Ảnh: Bảo Kỳ).

Dắt chúng tôi đến hai cây nguyệt quế được coi như "trấn gia chi bảo" có tên "Nhất trụ kình thiên" và "Nửa vầng trăng", ông Sanh cho biết đây là những cây lâu năm nhất trong vườn, vừa có dáng thế lạ, vừa mang nhiều ý nghĩa kỷ niệm với ông.

"Sở dĩ đặt tên Nhất trụ kình thiên vì cây nguyệt quế này có dáng trực, một thân một cột. Cây có bộ đế đẹp, hoành đế gần 1,2m, cao gần 3m. Những người có chuyên môn đến vườn gặp cây này đều rất bất ngờ vì thân cây quá đẹp, xoắn từ gốc tới ngọn. Cây thẳng như măng tre vươn lên giữa trời nên tôi đặt nó giữa sân nhà ngụ ý nhắc con cháu phải sống ngay thẳng, chính trực như quân tử", lão nông U80 bộc bạch.

Vườn nguyệt quế cả nghìn cây giá nào cũng không bán của lão nông miền Tây - 3

Cây nguyệt quế có bộ rễ nằm lạ mắt (Ảnh: Bảo Kỳ).

Còn về tác phẩm "Nửa vầng trăng" là điển hình cho giống nguyệt quế có nhánh nằm ngang, dáng hoành uốn lượn. Giống này giá trị nằm ở chỗ độ lớn của bề hoành, các chi có dáng xiêu hay dáng huyền.

"Do nhánh cây uốn éo và có hướng đổ xuống nên tôi chỉnh sửa giống như hình o-van, nếu nhìn kỹ trông hệt như nửa vầng trăng", ông Sanh nói thêm.

Kiên trì tạo dáng từng gốc

Tuy may mắn sở hữu được giống nguyệt quế đột biến nhưng để tăng giá trị cho cây, ông Sanh còn tự tìm tòi học cách chỉnh sửa, tạo tác cho nguyệt quế.

Theo lão nông, trước đây ông chỉnh sửa nguyệt quế theo lối kiểng cổ, mỗi cây mang giá trị triết lý sống với những kiểu hình phổ biến như tam tòng tứ đức, phụ tử, mẫu tử… Qua thời gian nhu cầu chơi kiểng bonsai nở rộ, ông Sanh cũng thay đổi theo để thích nghi với xu hướng.

Vườn nguyệt quế cả nghìn cây giá nào cũng không bán của lão nông miền Tây - 4

Cây nguyệt quế có dáng bay đôi (Ảnh: Bảo Kỳ).

Ông Sanh bày tỏ, chuyển từ dáng kiểng cổ sang bonsai mất khá nhiều thời gian đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, có mắt thẩm mỹ và kiên trì nhẫn nại. Thân nguyệt quế cứng và giòn nên nếu sửa không khéo rất dễ gãy cành.

Lão nông nói: "Cả một cây có rất nhiều nhánh nhưng không phải nhánh nào mình cũng cắt. Dáng khó làm nhất là dáng huyền vì bẻ cho nhánh đổ xuống, một nhánh nhỏ nhưng tôi mất 6 tháng mới sửa xong là chuyện thường".

Vườn nguyệt quế cả nghìn cây giá nào cũng không bán của lão nông miền Tây - 5

Khi uốn lực tay phải mạnh nhưng không được quá siết hoặc quá lỏng. Thông thường mỗi cây trải qua khoảng 5 lần uốn nhánh mới ra được dáng thế mong muốn (Ảnh: Bảo Kỳ).

Để có được những kinh nghiệm "xương máu" ông Sanh đã học hỏi rất nhiều chỗ, từ nghệ nhân, sách báo và cả mạng xã hội. Ông còn tham khảo những trường phái sửa kiểng nổi tiếng và thịnh hành ở Trung Quốc để nâng cao tay nghề làm đẹp cho khu vườn của mình.

Có đến hơn 90% số nguyệt quế trong vườn đã được ông Sanh chỉnh sửa, lão nông quan niệm: "Cây cũng như người không ai sinh ra đã hoàn hảo cả, phải sửa đổi từng chút mới nâng lên giá trị bản thân".

Vườn nguyệt quế cả nghìn cây giá nào cũng không bán của lão nông miền Tây - 6

Thân cây xoăn như dây thừng (Ảnh: Bảo Kỳ).

Chính sự chăm chút, đầu tư và có tư duy thay đổi theo thời đại, những tác phẩm bonsai nguyệt quế của ông Sanh được nhiều người trong giới chơi kiểng đánh giá cao. Lão nông tiết lộ, có rất nhiều cây được ngỏ ý mua với giá vài tỷ đồng nhưng ông vẫn chưa có ý định bán.

Hiện ông đang nuôi dưỡng một số cây để thời gian tới tham dự các cuộc thi hoa kiểng trong và ngoài nước.

Theo Dân trí

Ông bố Hà Nội chi 200 triệu đồng mang 10 tấn đất làm vườn sân thượng

Ông bố Hà Nội chi 200 triệu đồng mang 10 tấn đất làm vườn sân thượng

Anh Khải tính toán tổng chi phí đầu tư cho khu vườn không dưới 200 triệu đồng. Làm vườn trên sân thượng là "một tiền gà, ba tiền thóc" nhưng ông bố này vẫn chịu chi để có rau sạch cho gia đình ăn.