Khách hàng bị đuổi khéo, đối xử tệ khi mua đồ giảm giá_sydney đấu với câu lạc bộ bóng đá western united
Giảm giá sản phẩm là cách để các thương hiệu thu hút khách hàng hoặc thúc đẩy doanh thu. Tuy nhiên,áchhàngbịđuổikhéođốixửtệkhimuađồgiảmgiásydney đấu với câu lạc bộ bóng đá western united một số cửa hiệu lại có lối quảng bá, kiểu truyền đạt thông tin chưa rõ ràng, thậm chí không ngại tranh luận, "trả treo" với khách.
Nhân viên "đuổi khách"
Ngày 23/9 vừa qua, tài khoản T.S.N. trở thành tâm điểm chú ý trên mạng khi tâm sự về trải nghiệm mua sắm của mình.
Theo đó, thương hiệu tên D. chạy chương trình giảm giá 70%. Cụ thể, các sản phẩm được giảm giá 50%, với hóa đơn mua từ 2 thiết kế trở lên sẽ được hạ thêm 20%. T.S.N. đã liên hệ cửa hàng qua fanpage để hỏi kích cỡ và nhận về tin nhắn tự động gồm thông tin khuyến mãi. Tuy nhiên, khi nhấn thanh toán, cô không thấy giảm giá như quảng cáo.
Cách trả lời thiếu tôn trọng khách của nhân viên thương hiệu D. Ảnh chụp màn hình. |
Nhắn tin hỏi cửa hàng để làm rõ thông tin, T.S.N. nhận được phản hồi: "Chị muốn giảm thêm bao nhiêu nữa? 70% chưa đủ rẻ ạ?". Nhân viên cửa hàng tiếp tục có nhưng lời lẽ đuổi khéo như "Thôi chị đi ngủ đi cho sớm ạ. Váy chị quan tâm hết rồi ạ".
Trước đó, thương hiệu tên T. cũng vướng tranh cãi với lối trả lời và hành động chặn tin nhắn khách hàng. Nhân dịp sinh nhật, cửa hàng khuyến mãi trong thời gian từ ngày 18-21/6. Hôm 17/6, thương hiệu mở chính sách giảm giá trên các trang thương mại điện tử.
Chị N. nhắn tin hỏi để làm rõ 2 chương trình khuyến mãi. Nhân viên cửa hàng đã đáp trả: "Mình có ghi chương trình diễn ra ở cả cửa hàng lẫn trực tuyến. Ai lại chạy 2 chương trình khuyến mãi sát nhau. Up to 40% có nghĩa là 10-40%. Dạ vậy bạn đã hiểu chưa ạ?".
Có thể thấy cách trả lời và cung cấp thông tin cho khách hàng từ nhân viên khá thiếu chuyên nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của thương hiệu.
Cách xử lý từ hãng
Sau khi nhận được phản hồi của khách hàng, thương hiệu D. hẹn gặp để xin lỗi và tặng bánh trung thu, hộp trà. Tuy nhiên, khi mở quà bên trong có giấy ăn bị vò nát cùng sợi tóc, chị T.S.N. đã nhanh chóng gửi trả. Đối với tình huống này, nhãn hàng giải thích không kịp kiểm tra vì đó là hàng mẫu.
Hộp trà có giấy ăn bị vò nát và lời xin lỗi muộn màng của thương hiệu. Ảnh: FB T.S.N., Chụp màn hình. |
Đội ngũ thương hiệu D. sau đó đã gửi email và yêu cầu nhân viên nhắn tin xin lỗi chị T.S.N. Ngày 25/9, cửa hàng đăng bài trên mạng xã hội với nội dung nhận sai, xin lỗi khách hàng.
Trong khi đó, thương hiệu T. quyết định chặn tin nhắn và không có hành động nhận trách nghiệm với khách hàng. Bên dưới bài đăng của chị N., nhiều người chia sẻ trải nghiệm mua sắm tệ hại ở thương hiệu T. như từng bị nhân viên "đuổi khéo" khi đang thử đồ.
Biến cố của các cửa hàng online
Hiện nay, mua sắm trên mạng được mọi người ưa chuộng bởi sự tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, nơi đây cũng là khởi nguồn của nhiều tình huống "dở khóc dở cười".
Một nhãn hàng thời trang tên M. ở TP.HCM từng bị ca sĩ Trương Thế Vinh chỉ trích vì công khai sử dụng hình ảnh dù chưa có sự đồng ý từ chính chủ. Tiếp đó, nhãn hiệu trở thành chủ đề bàn tán khi bị nhóm họa sĩ người Italy - Balbusso Twins - dọa kiện theo luật quốc tế vì in bức họa lên sản phẩm kinh doanh mà không có bản quyền.
Vấn đề chưa được giải quyết, uy tín của thương hiệu thêm ảnh hưởng vì nhân viên dùng lời lẽ khiếm nhã để đáp trả dân mạng. Vụ việc lắng xuống khi đại diện thương hiệu M. đăng bài giải thích cùng ảnh chụp màn hình tin nhắn với phía nam ca sĩ. Theo đó, hai bên chấm dứt tranh cãi vì không muốn phát sinh rắc rối.
Về phía lời tố cáo của nhóm nghệ sĩ nước ngoài, thương hiệu M. khẳng định đã mua hình ảnh. Đây là hiểu nhầm.
Cửa hàng của hot girl M.P.B. cũng từng nhận về bình luận chỉ trích khi khách hàng phản hồi sản phẩm không giống hình. Shop quần áo này chọn những lời lẽ nặng nề để đáp trả khách hàng: "Sinh ra được làm con người thì sống làm sao cho đáng chứ sân si với em các chị giàu lên được không? Xinh hơn được không?"...
(Theo Zing)
Muôn kiểu lừa đảo mua hàng online
Những chiêu lừa đảo bằng cách chào mời mua gói bảo hành giả, bán hàng nhái giá rẻ khiến nhiều người sập bẫy.