Toàn văn tuyên bố của Hội Luật gia phản đối Trung Quốc_al shabab
Khẳng định Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, bấtchấp luật pháp quốc tế khi hạ đặt giàn khoan HD981 vào sâu trong thềm lục địaViệt Nam, chiều 9-5, Hội Luật gia Việt Nam đã chính thức đưa ra Tuyên bố kịchliệt phản đối hành động này.
Toàn văn Tuyên bố này như sau:
“Ngày mồng 2 tháng 5 năm 2014, trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan HD 981 tạitọa độ 15o29’58’’ vĩ Bắc-111o12’06’’ kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vàotrong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờbiển Việt Nam 130 hải lý để tiến hành khoan thăm dò thềm lục địa của Việt Namđồng thời huy động số lượng lớn tàu hộ tống đi cùng, trong đó có cả tàu quânsự. Các tàu này đã cố tình đâm va vào các tàu thực thi pháp luật-tàu cảnh sátbiển và tàu kiểm ngư-của Việt Nam đang hoạt động chấp pháp tại vùng đặc quyềnkinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây thiệt hại về tài sản và đe dọanghiêm trọng tính mạng.
Khu vực giàn khoan HD 981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động hoàntoàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quyđịnh tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Các việc làm trên của Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạmngang nhiên chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợpquốc về Luật biển năm 1982 (Điều 58, Điều 77) mà chính Trung Quốc là quốc giathành viên. Hành động này cũng đã đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của cácbên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN. Mặc dùTuyên bố đã nêu rõ: “Tất cả các bên cam kết kiềm chế thực hiện những hoạt độnglàm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định,”nhưng hành động nêu trên của Trung Quốc rõ ràng đã làm phức tạp tình hình vàgây bất ổn định ở khu vực Biển Đông.
Việc Trung Quốc cho rằng đây là “hoạt động tác nghiệp bình thường” và sosánh hành động này của Trung Quốc với các hoạt động thăm dò, khai thác do ViệtNam thực hiện trên Biển Đông là hết sức vô lý vì các hoạt động của Việt Namđược tiến hành trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của ViệtNam theo đúng quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đượccác nước công nhận và cùng hợp tác, trong khi Trung Quốc tiến hành thăm dò tạithềm lục địa của Việt Nam chỉ dựa trên yêu sách đơn phương của Trung Quốc, tráivới Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và không được bất cứ quốc gianào khác công nhận.
Hội Luật gia Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừngngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp, rút hết giàn khoan HD 981 và các tàuhộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không để tái diễn những hành động tươngtự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hội Luật gia Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tuân thủ nghiêm túc luậtpháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982, theo đó, không ai cóquyền tiến hành thăm dò thềm lục địa hay khai thác tài nguyên thiên nhiên củathềm lục địa, nếu không có “sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển.” HộiLuật gia Việt Namcũng yêu cầu Trung Quốc thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết được nêu trong Tuyênbố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Hội Luật gia Việt Nam kêu gọi giới luật gia các nước trên ghế giới cótiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, đặc biệt là bảo vệ Công ướccủa Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Hội Luật gia Việt Nam khẳng định mong muốn thức đẩy quan hệ hữu nghị, hợptác truyền thống giữa nhân dân Việt Nam-Trung Quốc nói chung và giữa giới luậtgia hai nước nói riêng đồng thời sẵn sàng làm hết sức mình để góp phần bảo vệcông lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ của các quốc gia, giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực vàtrên thế giới”./.
Theo Vietnam+