Có nhiều ý kiến khác nhau khi đánh giá tương lai ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Trong đó,ươnglainàochongànhôtôViệtNamtrongnăkết quả tỷ số bỉ có luồng ý kiến khẳng định không còn đủ thời gian để công nghiệp ôtô Việt Nam cạnh tranh với các “đối thủ” nước ngoài. Song cũng có ý kiến cho rằng, dù rất khó, nhưng nếu cố gắng và quyết liệt, công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn còn cơ hội, thậm chí có thể cạnh tranh tốt trong bối cảnh hội nhập.
Tăng dần tỷ lệ nội địa hóa
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận, giai đoạn vừa qua công nghiệp ôtô Việt Nam chưa đạt được mục tiêu cả về tham gia chuỗi cung ứng thị trường thế giới cũng như việc tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong nước do dung lượng thị trường vốn nhỏ, thiếu liên kết và yếu trong khâu chuyển giao công nghệ.
Về chiến lược phát triển ngành ôtô Việt Nam trong giai đoạn từ nay tới năm 2020, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, công nghiệp ôtô Việt Nam đã có mục tiêu hình thành các chuỗi sản phẩm ôtô và tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, hướng đến một số các dòng sản phẩm chính là ôtô dưới 9 chỗ ngồi cũng như ôtô tải và ôtô phục vụ cho các nhu cầu vận chuyển trong sản xuất và sinh hoạt. Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt được quy mô, sản xuất chế tạo trong nước chiếm từ 30-40% dòng xe dưới 9 chỗ ngồi.
Theo Lãnh đạo ngành Công Thương, để đạt được mục tiêu đề ra, cần ưu tiên bằng các chính sách, cơ chế thuế phù hợp và ưu đãi để hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn với những dự án có quy mô, tạo ra hiệu quả và sức lan tỏa. Trong đó tập trung vào dòng xe dưới 9 chỗ ngồi, xe tải, xe khách và tập trung vào phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Bên cạnh đó, cũng cần có các chính sách về thuế cũng như chính sách đồng bộ phát triển hạ tầng, về cơ sở giao thông cũng như khuyến khích phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ…
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ôtô đã hình thành, nhưng mới chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm-lốp, sản phẩm nhựa... Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.
Hiện vẫn còn ý kiến băn khoăn liệu công nghiệp ôtô của Việt Nam có đạt được các mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa hay không, giá bán xe có hợp lý không, chất lượng xe và giá bán xe ở Việt Nam thế nào, việc bảo hộ sản xuất xe trong nước có bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp hay không. Liệu có hiện tượng chuyển giá trong nhập khẩu phụ tùng xe lắp ráp trong nước hay không?
Nỗi lo xe ngoại “lấn sân”
Ngành công nghiệp ôtô trong nước đang lao đao trước sức ép hội nhập ngày càng lớn. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu quy định thuế suất nhập khẩu ôtô từ châu Âu về Việt Nam sẽ giảm còn 0% sau 10 năm.