Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Dương: Đóng góp tích cực vào sự phát triển tỉnh nhà_kèo pachuca

(BDO) Ngay từ ngày đầu thành lập,ânvậnTỉnhủyBìnhDươngĐónggóptíchcựcvàosựpháttriểntỉnhnhàkèo pachuca Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng công tác dân vận (CTDV) và khẳng định: Sức mạnh của cách mạng ở nơi dân. Đảng phải dựa vào dân để làm cách mạng. Từ khi thành lập đến nay, Ban Dân vận Tỉnh ủy vẫn luôn coi trọng tư tưởng đó. Chặng đường 40 năm hình thành và phát triển của Ban Dân vận Tỉnh ủy Sông Bé - Bình Dương (1983-2023) đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.


Lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương và lãnh đạo tỉnh thăm, chúc tết truyền thống Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer tại chùa Tông Kim Quang (huyện Phú Giáo)

Luôn gần dân, lắng nghe dân

Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng đã chỉ rõ: Ở thời kỳ nào, CTDV và tổ chức quần chúng làm cách mạng cũng có ý nghĩa chiến lược. Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa và hiện nay khi cách mạng nước ta làm hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng chẳng những không giảm bớt mà còn tăng thêm.

Tháng 4-1983, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ III được tổ chức. Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng về vị trí, vai trò của CTDV trong việc tập hợp, tổ chức quần chúng làm cách mạng, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, ngày 31-5-1983, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Quyết định số 13-QĐ/TU thành lập Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Ban Dân vận Tỉnh ủy thực hiện chức năng của một ban Đảng, có nhiệm vụ tham mưu cho Tỉnh ủy ra nghị quyết, chỉ thị về CTDV, công tác tôn giáo, công tác đối với người Hoa và phối hợp với các đảng đoàn, ban chấp hành các đoàn thể nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết về công tác thanh niên, công tác phụ nữ, công tác mặt trận và CTDV.

Đồng thời, Ban Dân vận Tỉnh ủy còn giúp cấp ủy hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; khảo sát tình hình quần chúng và phản ánh kịp thời, thường xuyên tình hình quần chúng với Đảng bộ các cấp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân vận địa phương.


Nhờ làm tốt công tác dân vận, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều tấm gương nổi bật góp phần lan tỏa phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh. Trong ảnh: Anh Lê Anh Tuấn (thứ 2 từ trái qua), ngụ TP.Thủ Dầu Một, người chuyên chạy xe cấp cứu miễn phí được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khen thưởng

Năm 1997, tỉnh Bình Dương được tách ra từ tỉnh Sông Bé. Đặc biệt, từ sau khi Bộ Chính trị quyết định lấy ngày 15-10 hàng năm làm ngày truyền thống CTDV của Đảng, CTDV của tỉnh được kiện toàn theo hướng phát huy sức mạnh phối hợp của toàn hệ thống chính trị, càng phát huy được sức mạnh to lớn của nhân dân vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

Ban Dân vận Tỉnh ủy đã dần thể chế hóa nội dung, phương thức vận động quần chúng, kiện toàn bộ máy tổ chức và biên chế. Nhờ đó, các hoạt động tạo được sự thống nhất, gắn kết. Ban Dân vận các cấp chủ động gần dân, lắng nghe dân, qua đó phản ánh được nguyện vọng của nhân dân, tham mưu cho các cấp ủy trong hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp.

Phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết

Trong những năm gần đây, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã thường xuyên bám sát các nghị quyết, chương trình công tác của Tỉnh ủy và sự hướng dẫn của Ban Dân vận Trung ương để chủ động tham mưu Tỉnh ủy chương trình CTDV hàng năm; tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo những vấn đề cụ thể về CTDV, về thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở, về công tác tôn giáo, dân tộc, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết, giữ vững ổn định chính trị, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền.


MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò nòng cốt trong công tác dân vận

CTDV của chính quyền các cấp có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là việc triển khai thực hiện dân vận chính quyền, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, nâng cao mức sống cho người dân. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở đã mang lại sự hài lòng cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp, góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh, từ đó tạo môi trường thu hút đầu tư ngày càng tốt hơn.

Công tác đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân, doanh nghiệp và diễn đàn các ngành “Lắng nghe ý kiến nhân dân” được chú trọng tổ chức, qua đó đã phát huy dân chủ, tăng cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.

MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò nòng cốt trong CTDV, có nhiều đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tập trung hướng mạnh về cơ sở, quan tâm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, đoàn viên, hội viên, nâng cao chất lượng và hiệu quả các phong trào, cuộc vận động.


Chương trình đổi rác lấy quà thu hút đông đảo người dân tham gia ở phường Tương Bình Hiệp (TP.Thủ Dầu Một)

Các phong trào thi đua yêu nước, thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” lan tỏa rộng khắp, ngày càng đi vào chiều sâu. Các cuộc vận động do MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội phát động có nhiều đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã hướng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo đảm an sinh xã hội và giữ gìn an ninh trật tự, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Đặc biệt, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được Ban Dân vận Tỉnh ủy tham mưu cho Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt trong nhiều năm qua; ngày càng đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa và huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Đề án “CTDV tham gia xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025” đã được nhiều đơn vị triển khai tích cực, tham gia sôi nổi cùng địa phương thực hiện tốt giải phóng mặt bằng, giải tỏa đền bù, thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Từ đó xây dựng được nhiều mô hình hiệu quả có sức lan tỏa, thu hút đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia, như: Mô hình“Thắp sáng các đường phố, ngõ hẻm”, “Vẽ hoa trên trụ điện”, vận động cán bộ, hội viên, nhân dân tham gia xây dựng “Tuyến đường văn minh đô thị”, “Tuyến đường kiểu mẫu”, “Khu phố không rác”, “Chợ văn minh thương mại”...

Tin tưởng rằng, CTDV của tỉnh trong chặng đường phát triển sắp tới sẽ có những bước tiến mạnh mẽ hơn; khơi dậy ý chí, tiềm năng, nguồn lực, phát huy dân chủ, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân với khát vọng vươn lên mãnh liệt và quyết tâm chính trị cao của toàn dân trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân…

Ông Bùi Thanh Nhân, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, cho biết thời gian qua, CTDV của cả hệ thống chính trị tiếp tục có sự chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả nổi bật. Các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo CTDV, nhất là việc tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án “CTDV tham gia xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025” từng bước đạt hiệu quả. 

Phong trào thi đua “Dân vận khéo”, xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh được triển khai sâu rộng với nhiều cách làm hay, sáng tạo, sát với thực tiễn. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện một cách đồng bộ, tích cực, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” xuất hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, như: Phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh…

HUỲNH THỦY