Năm 2010, SMS rác khó còn “đất” sống_đội hình real sociedad

1.jpg
Việc thay đổi ý thức người dùng cuối tác động rất lớn đến hạn chế tin nhắn rác. Ảnh: T.A

Phóng viên báo Bưu điện Việt Namđã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Ngọc Duy Trác,đấtđội hình real sociedad Trưởng phòng Nghiệp vụ VNCERT về vấn đề này. 

Tính đến cuối năm 2009, có thể nhận thấy tình trạng tin nhắn rác trên mạng viễn thông di động trong nước đã giảm mạnh. Vậy theo ông, đâu là nguyên nhân?

Theo tôi đó là do nhận thức của người dùng cuối, các doanh nghiệp đã được nâng lên và sự phối hợp của các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông di động trong hạn chế khuyến mãi tràn lan, phối hợp xử lý CP (nhà cung cấp dịch vụ nội dung - PV)... theo tinh thần nội dung Nghị định 90 và Thông tư 12. Cùng đó là do trong năm 2009, VNCERT cùng thanh tra Bộ TT&TT vào cuộc xử lý gắt gao, xử lý 12 doanh nghiệp và Công ty Vietnam2you bị phạt 30 triệu đồng là mức cao nhất. Khoảng 1 tháng gần đây, việc nhắn tin SMS từ mạng G-Phone với giá cước rất rẻ cũng khiến cho tin nhắn rác có cơ hội trở lại. Tuy nhiên gần như ngay lập tức, VNCERT đã gửi công văn đề nghị Vinaphone nhìn nhận thực trạng để có biện pháp phối hợp.

Tuy nhiên năm 2009, nhiều “nhà mạng” tham gia công tác tuyên truyền cho người dùng cuối còn chưa tích cực, nếu không muốn nói là lơ là. Chính vì vậy trong năm 2010, VNCERT sẽ tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền kiến thức cho người dùng cuối ở vùng sâu, vùng xa. Cũng cần nói thêm, trong năm 2009 sau khi Nghị định 90, rồi Thông tư 12 ra đời đến vài tháng thì vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp không biết. Chính vì vậy, trong năm 2009, thanh tra Bộ TT&TT tạm thời chưa đưa ra các biện pháp xử lý “mạnh tay”.

Về mặt tuyên truyền, có thể nói các phương tiện báo chí truyền thông là kênh vô cùng quan trọng, góp công lớn trong việc tác động vào ý thức người dân sử dụng điện thoại di động, họ đã không dễ bị lừa bởi các tin nhắn dẫn dụ, lừa đảo của nhiều CP.

1.jpg
Ông Đỗ Ngọc Duy Trác - Trưởng phòng Nghiệp vụ VNCERT.

Ông có thể nói cụ thể hơn về hiệu quả của việc thay đổi ý thức người dùng cuối với việc hạn chế sự phát triển của SMS rác?

Hiệu quả của vấn đề này được thể hiện ở chỗ: điều tra của VNCERT cho thấy, hiện nay mức độ phản hồi của các đợt phát tán SMS rác của các CP chỉ đạt khoảng 0,75%. Tức là nếu CP gửi 1000 tin nhắn thì họ chỉ nhận được chưa đầy 1 tin phản hồi, hoặc chỉ từ 1 – 2 tin. Như vậy, nếu làm một bài toán kinh tế tính với mức 200 đồng một tin nhắn SMS, thì người phát tán SMS rác đã phải tốn đến 200.000 đồng, trong khi chỉ thu về từ 10.000 – 15.000 đồng. Chính vì hiệu quả không cao nên nhiều CP đã nản.

Thưa ông, thời gian qua người dùng di động phản ánh chuyện nhận được nhiều SMS có thể “tự hủy” ngay sau khi đọc (giống như tin nhắn truy vấn thông tin cước của các nhà mạng). Vậy có thể xử lý được loại rác “tinh vi” này không?