Vì sao cần ban hành Nghị quyết mới về phát triển Chính phủ điện tử?_thứ hạng của fortaleza

Hiện thực hóa quyết tâm xây Chính phủ kiến tạo,ìsaocầnbanhànhNghịquyếtmớivềpháttriểnChínhphủđiệntửthứ hạng của fortaleza phục vụ người dân, doanh nghiệp

Ngày 5/7/2018, dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 và dự thảo tờ trình về việc ban hành Nghị quyết này đã được Văn phòng Chính phủ đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhphu.gov.vn) để lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp.

Trước đó, trong kết luận cuộc họp ngày 14/5/2018với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và một số thành viên Ủy ban Quốc gia ứng dụng CNTT về xây dựng CPĐT, cùng với chỉ đạo thành lập Ủy ban quốc gia về CPĐT trên cơ sở kiện toàn lại Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT, các Bộ ngành có liên quan xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025; trình Ủy ban quốc gia về CPĐT cho ý kiến hoàn thiện và trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025.

Tại dự thảo tờ trình về việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, Văn phòng Chính phủ cho biết thời gian qua, cơ quan này đã phối hợp với Bộ TT&TT và các bộ, ngành liên quan, chuyên gia trong nước và quốc tế nghiên cứu, đánh giá sơ bộ thực trạng tình hình, kết quả triển khai xây dựng CPĐT thời gian qua, đồng thời đã gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương.

Đề cập đến sự cần thiết của việc ban hành Nghị quyết mới về phát triển CPĐT, cũng tại dự thảo tờ trình, Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh, những năm qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng làm nền tảng trong triển khai xây dựng CPĐT như: ban hành theo thẩm quyền, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy việc xây dựng CPĐT; xây dựng và đưa vào vận hành một số cơ sở dữ liệu như Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về đăng ký doanh nghiệp, CSDLQG về bảo hiểm; đang triển khai xây dựng CSDLQG về dân cư, CSDL đất đai quốc gia; đã cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho doanh nghiệp và người dân như: đăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế, nộp thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội…

Cùng với đó, một số bộ, ngành đã xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; tại một số địa phương, hệ thống thông tin một cửa điện tử được đưa vào vận hành, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của đội ngũ công chức; chất lượng nhân lực về CNTT của Việt Nam cũng được nâng cao. “Vì vậy, năm 2016, Chỉ số phát triển CPĐT của Việt Nam được Liên hợp quốc xếp hạng thứ 89/193 quốc gia, tăng 10 bậc so với năm 2014; trong đó, chỉ số về dịch vụ công trực tuyến tăng 8 bậc, từ thứ hạng 82/193 lên thứ hạng 74/193”, dự thảo tờ trình về việc ban hành Nghị quyết mới nêu rõ.