HoREA đề nghị công bố 'vùng cấm' bán nhà cho Tây_kết quả sivasspor
Đó là một trong những nội dung đề nghị với dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi),đềnghịcôngbốvùngcấmbánnhàchoTâkết quả sivasspor của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA). Luật này có hiệu lực từ 1/7, nhưng đến nay vẫn khó áp dụng trên thực tế vì thiếu hướng dẫn.
Cụ thể, HoREA đề nghị Chính phủ và các bộ ngành một số nội dung sau:
Về xác định nguồn gốc người Việt của Việt kiều, HoREA đưa ra 3 đề nghị. Thứ nhất, trong trường hợp Việt kiều không có khai sinh hoặc giấy tờ tùy thân khác để chứng minh nguồn gốc người Việt, thì đề nghị sử dụng thông tin trên giấy căn cước (ID), passport về nguồn gốc dân tộc, hoặc nơi sinh của Việt kiều do nước sở tại cấp để xác định nguồn gốc người Việt.
Thứ 2, HoREA đề nghị giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt, cấp cho Việt kiều, có giá trị vĩnh viễn, thay vì chỉ có giá trị trong 5 năm như hiện nay. Đề nghị bổ sung Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng được quyền cấp giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt cho Việt kiều.
Thứ 3, Hiệp hội cũng đề nghị sửa đổi Luật Dân sự bổ sung quy định giao cho tòa án dân sự thẩm quyền ban hành án "án thế vì khai sinh" để giải quyết hợp pháp hóa các trường hợp chưa có khai sinh, hoặc không còn hồ sơ hộ tịch gốc, nhằm xác nhận nguồn gốc Việt Nam của Việt kiều.
Về quy định cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, HoREA đưa ra 6 đề nghị:
Thứ nhất, Luật quy định người nước ngoài được sở hữu không quá 30% căn hộ trong 1 tòa nhà chung cư, không quá 250 căn nhà trong 1 đơn vị hành chính tương đương cấp phường, trường hợp trong 1 đơn vị phường có nhiều tòa nhà chung cư thì tỷ lệ người nước ngoài được mua sẽ do Chính phủ quy định. HoREA đề nghị Chính phủ, các bộ ngành xem xét thấu đáo để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, nhất là các đô thị tập trung đông người nước ngoài.
Thứ 2, về quy định "Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà trong thời hạn còn lại..." (khoản (4.b) điều 7 dự thảo Nghị định của Chính phủ), HoREA đề nghị sửa đổi để cho phép bên mua, bên nhận tặng cho cũng được sở hữu nhà trong thời hạn tối đa 50 năm như khi mua nhà lần đầu. Điều này sẽ tương đồng với trường hợp người Việt mua lại nhà ở của người nước ngoài thì lại được đổi sổ đỏ, được công nhận sở hữu ổn định lâu dài theo khoản (4.a) cũng thuộc điều 7 của dự thảo Nghị định.
Thứ 3, HoREA đề nghị Chính phủ công bố khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh mà người nước ngoài không được mua và sở hữu nhà ở; Chính phủ có thể ủy quyền cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an công bố danh mục các khu vực này. Không nên quy định thêm quy trình làm gia tăng thủ tục hành chính không cần thiết.
Thứ 4, về quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài khi hết thời hạn sở hữu nhà ở thì có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu (khoản (2.c) điều 161 Luật Nhà ở), HoREA đề nghị bổ sung, khi được gia hạn quyền sở hữu nhà ở, thì tổ chức, cá nhân nước ngoài không phải chịu thêm chi phí nào khác, ngoài lệ phí hành chính.
Thứ 5, về chuyển khoản tiền mua nhà ở, về vay tín dụng để mua nhà ở, về việc chuyển tiền sau khi bán nhà ra nước ngoài, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng thống nhất hướng dẫn tổ chức, cá nhân nước ngoài về việc chuyển khoản tiền mua nhà ở từ ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam để mua nhà, hoặc thủ tục vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam để mua nhà ở; và thủ tục chuyển tiền sau khi bán nhà ra nước ngoài.
Thứ 6, về thời hạn cấp visa cho cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam, HoREA đề nghị các Bộ liên quan thống nhất cấp visa với thời hạn dài, có thể khoảng từ 1 - 3 năm, được xuất nhập cảnh nhiều lần, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hơn 1 tháng sau khi Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực, giao dịch nhà ở liên quan đến đối tượng Việt kiều, người nước ngoài vẫn ngưng trệ vì thiếu hướng dẫn.
Quốc Tuấn
Đánh cược với Luật, độc chiêu giữ Tây mua nhà