您现在的位置是:Fabet > Cúp C2

Ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh_bảng xếp hạng giải u23 châu á

Fabet2025-01-27 11:02:33【Cúp C2】3人已围观

简介Tin thể thao 24H Ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh_bảng xếp hạng giải u23 châu á

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,ÝnghĩavàgiátrịthờiđạicủatưtưởngHồChíbảng xếp hạng giải u23 châu á là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ, mặc dù tình hình trong nước và thế giới có những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc, nhưng tính đúng đắn, sức sống, sự sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam và xu thế thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị.

Chính vì vậy, trong nhiều văn kiện của Ðảng và Nhà nước cũng như nhân dân ta đã từng khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị đối với nước ta mà còn mang ý nghĩa và giá trị thời đại.

Việc khẳng định ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng thể hiện rõ tầm cao trí tuệ cũng như giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đã vượt qua biên giới Việt Nam đến với nhiều quốc gia dân tộc có hoàn cảnh như Việt Nam trong đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Nói về Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới... Vấn đề là ở chỗ, cần làm rõ ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh trên lĩnh vực lý luận cũng như thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước ta trong bối cảnh hiện nay như thế nào.

1. Tiếp thu đồng thời phát triển học thuyết Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã thấy thế giới là thống nhất, không chỉ gồm các nước tư bản phát triển mà cả nhân loại cần lao đang cần được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, khỏi nghèo nàn, lạc hậu để có cuộc sống thật sự ấm no, hạnh phúc, cuộc sống đúng với ý nghĩa của nó. Người tìm thấy đối tượng cần được giải phóng cũng như nguồn lực sức mạnh đấu tranh giải phóng con người không chỉ có giai cấp vô sản mà là những người lao động trên khắp hành tinh, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, màu da, nam, nữ và cả chính kiến.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được bạn bè quốc tế yêu mến và kính phục
(Ảnh tư liệu)

Chính vì lẽ đó, từ khi đi tìm đường cứu nước, tiếp cận với học thuyết Mác và chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh không chỉ tìm được con đường cứu nước mà còn trang bị cho mình một nhân sinh quan mới, tìm thấy con đường phát triển của một đất nước còn lạc hậu, kém phát triển như Việt Nam. Ðây là quá trình Hồ Chí Minh tìm hiểu và vận dụng những nguyên lý cách mạng và học thuyết của học thuyết Mác và chủ nghĩa Lênin vào Việt Nam với tư duy độc lập, sáng tạo. Chính quá trình đó, Người không chỉ thành công trong việc vận dụng một học thuyết vốn có cơ sở thực tế từ xã hội phương Tây tư bản chủ nghĩa vào thực tiễn một nước thuộc địa, nông nghiệp, chưa phát triển như Việt Nam mà còn phát triển học thuyết Mác lên một tầm cao mới phù hợp không chỉ với thế giới tư bản chủ nghĩa mà cả với phần thế giới còn lại là những nước chưa qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản mà Việt Nam là một điển hình.

Từ đó, có thể nói, nếu học thuyết Mác và chủ nghĩa Lênin mang tính thời đại bao nhiêu thì tư tưởng Hồ Chí Minh cũng mang giá trị thời đại bấy nhiêu. Với Mác, ý nghĩa thời đại của học thuyết cách mạng và khoa học diễn ra trực diện và phù hợp với những nước phát triển chủ nghĩa tư bản. Với Lênin, thời đại đã được xác định với tên gọi cụ thể nhưng vẫn tập trung ở ý nghĩa đấu tranh giai cấp giữa giai cấp công nhân và chủ nghĩa tư bản. Với Hồ Chí Minh, ý nghĩa và giá trị thời đại không chỉ diễn ra ở các nước tư bản phát triển mà còn bao quát hơn ở tất cả các nước chưa phát triển; không chỉ bao gồm cuộc đấu tranh sống còn giữa giai cấp công nhân với chủ nghĩa tư bản mà cuộc đấu tranh đã được mở rộng trên tất cả các phạm vi và lĩnh vực đời sống xã hội; không chỉ là đấu tranh giai cấp với ách áp bức, bóc lột mà cả đấu tranh xóa bỏ đói nghèo và lạc hậu, nhằm xây dựng một thế giới mới theo mục tiêu lý tưởng của Mác: “Tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.

Hồ Chí Minh tiếp thu Mác ở hai khía cạnh lớn: Ðó là phương pháp luận biện chứng và nhân sinh quan tất cả vì con người, cho con người và do con người. Nhưng, Người tập trung hơn vào phát hiện thứ ba của Mác được Ăng-ghen nhắc đến sau khi Mác qua đời, đó là lịch sử phát triển các nền văn minh, tập trung vào lý tưởng giải phóng con người không chỉ khỏi áp bức, bóc lột mà còn phải giải phóng con người khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Ðây là vấn đề có ý nghĩa thời đại cấp bách hiện nay.

2. Từ những phát hiện mới, Hồ Chí Minh phát huy chủ nghĩa dân tộc chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế chân chính nhằm tổ chức cuộc đấu tranh trường kỳ, anh dũng để giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa đất nước ta phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Ðó là sự khởi đầu mang tính thời đại một cách sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngày nay chủ nghĩa tư bản không còn phát triển bình thường nữa, chính nó đã tạo ra sự vận động hình thành không ngừng những ý niệm, vì theo Mác, những quan hệ sản xuất trong đó giai cấp tư sản vận động, không có một tính chất nhất trí, một tính chất đơn mà là một tính chất kép; rằng trong cùng quan hệ ấy sự giàu có được sản sinh ra thì sự khốn cùng cũng được sản sinh ra; trong cùng những quan hệ ấy, có sự phát triển của lực lượng sản xuất thì cũng có một lực lượng sản sinh ra áp bức; rằng những quan hệ ấy chỉ sản sinh ra sự giàu có tư sản, nghĩa là sự giàu có của giai cấp tư sản, bằng cách không ngừng thủ tiêu sự giàu có của những thành viên cấu thành của giai cấp ấy và bằng cách sản sinh ra một giai cấp vô sản không ngừng tăng lên. Ðó là biểu hiện của sự thoái trào của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến sự phá sản tất yếu của nó, là hậu quả tất yếu của phương thức sản xuất hiện đang tồn tại “những dấu hiệu chứng tỏ rằng phương thức sản xuất đó bắt đầu tan rã” như Ăng-ghen dự báo.

Trên cơ sở thực tiễn ấy, Hồ Chí Minh đã rút ra nhận định: “Thời đại chủ nghĩa tư bản lũng đoạn cũng là thời đại của một nhóm nước lớn do bọn tư bản tài chính cầm đầu thống trị các nước phụ thuộc”. Chính nhóm nước lớn, do bọn tư bản tài chính cầm đầu được xem là “thầy phù thủy” không kiểm soát nổi của chủ nghĩa tư bản, đang tạo nên sự phá sản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đòi hỏi một phương thức sản xuất mới thay thế. Ðó chỉ có thể là chủ nghĩa xã hội. Không phải là ngẫu nhiên, trong sự vận động hình thành những ý niệm trong lòng chủ nghĩa tư bản, cũng xuất hiện cả ý niệm về chủ nghĩa xã hội. Ðiều đó chứng minh rằng, chủ nghĩa xã hội và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thay thế chủ nghĩa tư bản. Hiện nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ tạo ra sức sản xuất mới đáng lẽ phải có một chế độ xã hội mới cao hơn là chủ nghĩa xã hội tương ứng với nó, nhưng xã hội mới đó lại chưa đủ mạnh để thay thế chủ nghĩa tư bản đã không còn thích hợp nữa. Trong bối cảnh đó, nhân loại hướng về việc tìm kiếm một mô hình về chủ nghĩa xã hội, dường như là điều tất yếu. Và, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội không chỉ có ý nghĩa và giá trị đối với Việt Nam mà còn có ý nghĩa và giá trị thời đại ở ngay cả các nước tư bản phát triển, dù cho quan niệm về chủ nghĩa xã hội đang cũng có nhiều ý kiến khác nhau.

3. Phát hiện quan trọng nữa của Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở những nước chưa phát triển như Việt Nam, không chỉ là đấu tranh giai cấp mà trước hết và trên hết phải tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, làm sao cho dân giàu, nước mạnh, nhân dân được tự do, hạnh phúc. Ðó là con đường phấn đấu lâu dài, gian khổ, liên tục trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị đến văn hóa và xã hội, y tế và giáo dục.

4. Ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ trên nhiều lĩnh vực khác về xây dựng con người và văn hóa... Trong bối cảnh mới, tư tưởng của Người mang ý nghĩa và giá trị mới.

Có thể nói, chưa bao giờ thế giới lại diễn ra nhiều nghịch lý như hiện nay. Thế giới càng giàu lên thì sự phân hóa giàu nghèo càng trở nên sâu sắc. Chính nghịch lý đó đang tạo ra những khủng hoảng về niềm tin, về tâm lý, dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội như một tất yếu ở các nước được xem là văn minh, vào chính con người ở ngay các nước giàu có nhất. Trớ trêu thay, cái thế giới văn minh như đã thấy khiến con người có đủ mọi thứ, thực hiện được mọi ước mơ mà trước kia chỉ là huyền thoại lại vẫn có vô số sự bất công, vô số người mất lòng tin đã tìm đến cái chết để trốn tránh cuộc đời. Trớ trêu thay, chính ở những nước có nền kinh tế phát triển, có nhiều người là tỷ phú đô-la, lại nảy sinh hiện tượng khủng hoảng về lẽ sống, phải tìm đến những cách sống xa lạ trái với tự nhiên. Phải chăng, đó cũng chính là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức khi con người chỉ hướng vào “cái tôi” thuần túy, chạy theo chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Trong bối cảnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa nhân văn, về đạo đức mới đang có ý nghĩa định hướng cho con người hành động, cho con người thấy hướng đi đúng đắn.

Không phải ngày nay chúng ta mới thấy được ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ rất lâu, nhân loại tiến bộ trên thế giới, nhất là những trí thức lớn, những chính khách giàu lòng bác ái, đã từng ca ngợi và bày tỏ sự khâm phục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Thực tiễn luôn thay đổi không ngừng, bản thân Người đã từ biệt chúng ta nhưng giá trị nhân văn và phát triển trong tư tưởng của Người vẫn đang tỏa sáng cùng với dân tộc và thời đại. Tư tưởng của Người đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam; là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc. Giá trị nhân văn và phát triển của tư tưởng của Người là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại... nhằm xây dựng một nước Việt Nam phát triển, hướng tới con người, do con người và vì con người trong thời kỳ hội nhập và mở cửa. Nhiều luận điểm và mệnh đề trong tư tưởng nhân văn và phát triển của Người đang phản ánh hơi thở của thời đại, là những giá trị mà nhân loại đang nỗ lực để hướng tới.

(Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

很赞哦!(68)