Theếnlượcđằngsauquyếtđịnhđầyrủirocủaôkeo nha cai 5o CNN, chính quyền Mỹ, hôm 13/4, cho biết Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh cho khoảng 2.500 binh sĩ còn lại ở Afghanistan bắt đầu rút đi trước ngày 1/5 và rút hết vào dịp tròn 20 năm vụ khủng bố 11/9/2001 – sự kiện khiến Mỹ đưa quân vào Afghanistan và dẫn tới cuộc chiến sau đó.
Lính Mỹ đã hiện diện ở Afghanstan 20 năm qua. Ảnh: AP |
Một quan chức chính quyền cấp cao cho biết, Tổng thống Biden tin rằng Mỹ đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra từ đầu cuộc chiến năm 2001, và để có thể đối phó toàn diện với "các mối đe dọa và thách thức của năm 2021", chính phủ cần tập trung vào những thách thức gay gắt nhất đang phải đối mặt hiện nay. Trong số này có sự cạnh tranh với Trung Quốc, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 và mối đe dọa khủng bố xuất hiện nhiều hơn ở các quốc gia và trong các lĩnh vực mới như không gian mạng.
"Làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải khép lại cuốn sách về cuộc xung đột kéo dài 20 năm ở Afghanistan và tiến lên phía trước với đôi mắt sáng suốt và một chiến lược hiệu quả để bảo vệ và giữ gìn lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ", quan chức nêu trên trao đổi với CNN.
Tuy nhiên, quyết định loại bỏ dấu ấn của quân đội Mỹ sau gần hai thập niên ở Afghanistan không phải là không có rủi ro. Giới phân tích đang tranh cãi liệu những lợi ích có được nhờ chấm dứt cuộc chiến kéo dài nhất của Mỹ này có lớn hơn chi phí tiềm tàng cho sự ổn định của Afghanistan và khu vực hay không.
CNN dẫn lời ông Eliot Cohen, Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế cao cấp thuộc Đại học Johns Hopkins, nhận định việc rút quân khỏi Afghanistan có thể là bước dạo đầu cho một nước Mỹ quyết đoán hơn trên trường quốc tế và tái thiết một số liên minh, đặc biệt là với Pakistan và Ấn Độ.
Về ngắn hạn, quyết định rút quân có thể ảnh hưởng đến uy tín toàn cầu của Mỹ và dẫn đến đánh giá siêu cường số 1 đang suy yếu. Tuy nhiên, ông Cohen nghĩ rằng hệ quả này nhiều khả năng sẽ khiến chính quyền Biden "quyết đoán hơn về Ukraina và về Biển Đông", vì "không một vị tổng thống nào chịu để cho Mỹ bị coi là một cường quốc yếu đi hoặc đang suy giảm".
Laurel Miller thuộc Nhóm Khủng hoảng quốc tế đánh giá, "Mỹ sẽ phải trả giá khi tiếp tục tham gia một cuộc chiến mà không có một mục tiêu chiến lược rõ ràng hoặc một kết thúc hợp lý cho nó".
"Mỹ đang cân nhắc các kiểu chi phí và rủi ro đó với các ưu tiên khác mà họ đặt ra trên toàn thế giới, và tính toán chi phí ở lại Afghanistan, triển khai quân đội, tiền bạc cùng sự chú ý đòi hỏi họ phải bỏ qua những thứ mà chính quyền nghĩ là quan trọng hơn với chúng ta", bà phân tích.
Tuy nhiên, nhiều người có ý kiến ngược lại, không đồng tình với các quan điểm nêu trên, viện dẫn số lính Mỹ còn lại ở Afghanistan là rất ít so với hàng chục nghìn quân vào thời cao điểm cuộc chiến.
Một số nhà phân tích cho rằng, quyết định của Tổng thống Biden rút quân khỏi Afghanistan không những không giúp chấm dứt được cuộc chiến mà còn làm xáo trộn chính trị cả trong nước và quốc tế, tạo ra nhiều rủi ro mới trên cả hai mặt trận. Nếu chính phủ Afghanistan bị đánh bại và Taliban cho al-Qaeda một nơi trú ẩn, hoặc nếu lợi ích của phụ nữ và các bé gái ở Afghanistan bị xóa bỏ, chính quyền ông Biden sẽ bị quy trách nhiệm ngay ở nước mình.
Trong khi đó, không ít chuyên gia nhận định, chính phủ Afghanistan và Taliban càng ít có cơ hội đạt được một thỏa thuận hòa bình nếu không có lính Mỹ hiện diện tại nước này, có thể dẫn đến bất ổn hơn, thậm chí khiến bất ổn tràn ra khu vực khi các bên tranh nhau lấp đầy khoảng trống.
Thanh Hảo
Tổng thống Joe Biden sẽ rút 2.500 binh sĩ Mỹ cuối cùng khỏi Afghanistan vào ngày 11/9, đúng 20 năm ngày al-Qaeda tấn công khủng bố Mỹ và mở ra cuộc chiến lâu nhất của nước này.