Tri ân những người lính quân bưu_ti le ma cao
Ôn lại chuyện xưa
Trở lại Chiến khu Đ,ânnhữngngườilínhquânbưti le ma cao Khu ủy miền Đông, những câu chuyện của một thời đạn bom được liên tục được người này nối tiếp người kia nhắc đi, nhắc lại. Và, những người trẻ như chúng tôi đã được nghe, được biết thêm nhiều câu chuyện mà chưa có sách vở hay tài liệu nào nhắc đến. Truyền thống yêu ngành, yêu nghề của những người làm BCVT qua đó cũng được bồi đắp, hun đúc.
Chiến khu Đ là căn cứ đầu não của lực lượng cách mạng trong các cuộc kháng chiến. “Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất”, vì vậy mà đây cũng là nơi nhiều đồng chí, đồng đội đã mãi mãi nằm xuống. Đứng trước Nghĩa trang liệt sĩ Mã Đà (nằm bên trong Chiến khu Đ), ông Nguyễn Minh Tân, Phó Chủ nhiệm CLB Truyền thống BCVT miền Đông kể lại nhiều câu chuyện cảm động. Năm 13 tuổi, ông Nguyễn Minh Tân đã tham gia cách mạng. Nhiệm vụ của ông lúc bấy giờ chuyên nấu nước, pha trà cho đồng chí Mai Chí Thọ. Từ đó Chiến khu Đ gắn liền với cả tuổi thanh xuân đầy tự hào của ông…
Các cựu chiến binh, cán bộ của ngành BCVT Bình Dương qua các thời kỳ về nguồn tại di tích Chiến khu Đ
Chỉ vào bia liệt sĩ may mắn có đầy đủ thông tin của liệt sĩ Nguyễn Sĩ Việt (1950-1969), quê ở Đô Lương, tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Minh Tâm kể: “Gia đình liệt sĩ Nguyễn Sĩ Việt sau nhiều lần đi tìm kiếm, mới biết liệt sĩ đang yên nghỉ ở Nghĩa trang liệt sĩ Mã Đà… Năm 2013, khi gia đình tìm đến, sau khi giám định ADN, hài cốt liệt sĩ Việt được đưa về quê hương an táng. Gia đình liệt sĩ Việt có gửi lại một bức ảnh để những người trông nom Nghĩa trang liệt sĩ Mã Đà tiện thắp nhang…”.
Và trong suốt đoạn đường của chuyến về nguồn, chúng tôi còn được nghe biết bao câu chuyện của những chiến sĩ giao bưu, giao liên theo cách mạng. Những chiến sĩ ấy bất chấp mọi khó khăn gian khổ, luôn một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và đất nước.
Ông Dương Thanh Vân, Phó Chủ nhiệm CLB truyền thống BCVT Bình Dương, kể: “Nhiều chiến sĩ giao bưu, giao liên trong vùng địch tạm chiếm đã chấp nhận hy sinh, xả thân vì mạng lưới, vì cách mạng, vì đất nước. “Đứt dây như đứt ruột, gãy cột như gãy xương”, câu nói đó luôn ở trong tiềm thức của người quân bưu thời kỳ cách mạng...”.
Được biết, năm 13 tuổi, ông Dương Thanh Vân tham gia làm công tác giao liên ở xã An Thạnh, huyện Lái Thiêu (nay là phường An Thạnh, TP.Thuận An). Sau một thời gian hoạt động, ông bị lộ, bị địch vây bắt nên thoát ly vào Phân khu 5. Chiến trường ác liệt, những chiến sĩ giao liên như ông cũng nếm mật nằm gai, chịu bao cái đói, cái sốt rét rừng, có thể mất đi mạng sống bất cứ lúc nào. Nhưng trên hết, mỗi người chiến sĩ đều “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Vững bước tương lai
Bà Võ Thị Thanh Hương, Trưởng đại diện Tập đoàn VNPT tại Bình Dương, Giám đốc VNPT Bình Dương, cho biết những chuyến đi là dịp để các cựu chiến binh ngành BCVT miền Đông Nam bộ nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng họp mặt cùng nhau, về thăm chiến trường xưa và ngồi lại bên nhau ôn lại truyền thống lịch sử của ngành. Đây cũng là dịp để thế hệ trẻ ngành BCVT thể hiện tình cảm và trách nhiệm đối với ngành, đối với các thế hệ đi trước đã cống hiến cho sự phát triển của ngành, từ việc bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ 2 cuộc kháng chiến, đến việc số hóa mạng lưới thành công để đi thẳng vào công nghệ hiện đại.
Theo bà Võ Thị Thanh Hương, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tiếp quản hệ thống BCVT của chế độ cũ, và sau đó là thống nhất ngành bưu điện trong cả nước, với gần 1/2 thế kỷ phát triển trong tình hình mới, ngành BCVT đã bước qua nhiều thăng trầm và cũng đã thực hiện tốt sứ mạng của mình: Vừa thực hiện vai trò quản lý nhà nước, vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, có những đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước.
Đến thời điểm này, sau quá trình tách quản lý nhà nước và sản xuất, kinh doanh ở lĩnh vực nào cũng không thể phủ nhận công sức của bao thế hệ đồng hành và cùng đi qua chặng đường lịch sử của ngành thông tin liên lạc, của ngành BCVT, trong đó có mái nhà chung VNPT, VNPost địa bàn Bình Dương. Truyền thống, thành quả của thế hệ nhưng người làm công tác BCVT đi trước sẽ được giữ gìn và tiếp tục phát huy trong 10 chữ vàng: “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình”…
Bà Võ Thị Thanh Hương, Trưởng đại diện Tập đoàn VNPT tại Bình Dương, Giám đốc VNPT Bình Dương, cho biết những chuyến đi là dịp để các cựu chiến binh ngành BCVT miền Đông Nam bộ nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng họp mặt cùng nhau, về thăm chiến trường xưa và ngồi lại bên nhau ôn lại truyền thống lịch sử của ngành. Đây cũng là dịp để thế hệ trẻ ngành BCVT thể hiện tình cảm và trách nhiệm đối với ngành, đối với các thế hệ đi trước đã cống hiến cho sự phát triển của ngành.