Thực hư mạng lưới do thám của Trung Quốc tại Australia_bd soi lac

TheựchưmạnglướidothámcủaTrungQuốctạbd soi laco hãng tin ABC, dữ liệu thông tin của khoảng 2,4 triệu người, gồm hơn 35.000 công dân Australia, đã bị rò rỉ từ công ty Zhenhua Data có trụ sở ở Thâm Quyến, Trung Quốc. 

{keywords}
Ảnh minh họa

Mối đe dọa ngày càng lớn

Thông tin cá nhân được thu thập gồm có ngày sinh, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, hình ảnh, mối quan hệ chính trị, người thân và tài khoản mạng xã hội Twitter, Facebook, LinkedIn, Instagram… Một lượng lớn thông tin tuyệt mật cũng được Zhenhua thu thập qua một số trang web "đen" như hồ sơ ngân hàng, đơn xin việc và hồ sơ đánh giá tâm lý…

Một chuyên gia phân tích tình báo nhận định, vụ rò rỉ này giống như vụ bê bối dữ liệu người dùng giữa Facebook và Cambridge Analytica vào năm 2016. Nhưng vụ việc này còn đi xa hơn thế, khi nó biểu hiện một chiến dịch mang tính toàn cầu, sử dụng trí thông minh nhân tạo rà soát dữ liệu công khai, gây xáo trộn hồ sơ của từng cá nhân, tổ chức với mục đích trục lợi.

Trong số 35.558 hồ sơ công dân Australia có cả thông tin cá nhân của các chính trị gia cấp tiểu bang và liên bang, sĩ quan quân đội, nhà ngoại giao, học giả, công chức, giám đốc điều hành kinh doanh, kỹ sư, nhà báo, luật sư và nhân viên kế toán. Khoảng 656 công dân Australia bị đưa vào danh sách "quan tâm đặc biệt" hoặc "tiếp xúc chính trị".

Người đầu tiên tiếp nhận cơ sở dữ liệu bị rò rỉ của Zhenhua là giáo sư Chris Balding, hiện làm việc ở Mỹ, thông qua những nguồn tin nặc danh từ Trung Quốc. Ông Balding lo ngại, điều này cho thấy mối đe dọa ngày càng lớn về những động thái thăm dò của Trung Quốc không chỉ với công dân nước họ, mà còn đối với cả người nước ngoài.

Giáo sư Balding đã cung cấp cơ sở dữ liệu này cho công ty an ninh mạng Internet 2.0, có trụ sở tại thủ đô Canberra, Australia. Công ty đã khôi phục được 10% dữ liệu. Trong tổng số 250.000 hồ sơ được khôi phục, có 52.000 người Mỹ, 35.000 người Australia, 10.000 người Ấn Độ, 9.700 người Anh, 5.000 người Canada, 2.100 người Indonesia, 1.400 người Malaysia... 

Theo ông Robert Potter, Giám đốc điều hành Internet 2.0, Zhenhua giờ đã có đủ năng lực theo dõi thông tin các tàu hải quân và tài sản quốc phòng, cấp bậc của các sĩ quan quân đội và lập danh mục tài sản trí tuệ của các đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc.

Việc thu thập dữ liệu hàng loạt này đang diễn ra trong các lĩnh vực tư nhân của Trung Quốc, và được xem là vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của hàng triệu công dân toàn cầu, cũng như các điều khoản dịch vụ của hầu hết các nền tảng mạng xã hội lớn.

Zhenhua được cho là đang lắp đặt khoảng 20 trạm trên khắp thế giới, để thu thập một số lượng dữ liệu người dùng khổng lồ và gửi về Trung Quốc. Hai trong số các trạm này đã được xác định nằm tại bang Kansas, Mỹ và thủ đô Seoul của Hàn Quốc.

Thách thức với vấn đề an ninh mạng của Australia

Theo giáo sư Clive Hamilton từ Đại học Charles Sturt, dù chưa xác định được trạm ở Australia của Zhenhua, song vụ rò rỉ dữ liệu cho thấy cơ sở thu thập này nhiều khả năng đang được ngụy trang dưới vỏ bọc một công ty Trung Quốc có cơ sở tại Australia. Công ty đó thu thập dữ liệu từ các công dân Australia và cung cấp cho tình báo Trung Quốc.

Giáo sư Hamilton cho hay, việc Trung Quốc nhắm mục tiêu vào rất nhiều khía cạnh xã hội ở một quốc gia như Australia, thu thập và lưu trữ các thông tin này bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo một cách đặc biệt tinh vi là một điều rất nguy hiểm.

Một sĩ quan từ nhóm Ngũ Nhãn (liên minh tình báo của 5 nước Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand), có bí danh Aeneas, đã mô tả cách thức đánh cắp dữ liệu của Zhenhua là "thu thập tin tình báo tranh khảm". Người này giải thích, các phần tin tình báo riêng lẻ giống như miếng ghép trong một bức tranh khảm, và chúng chỉ có ý nghĩa nếu được sắp xếp đúng cách.

Theo Aeneas, kiểu thu thập thông tin này rất khác so với cách mà nhiều cơ quan tình báo phương Tây đang áp dụng.

Bên cạnh các mục tiêu về quân sự, ngành công nghiệp vũ trụ non trẻ của Australia cũng là lĩnh vực được Zhenhua quan tâm. Công ty Công nghệ không gian Gilmour của Queensland, được một chủ ngân hàng có tên Adam Gilmour thành lập, vốn có quy trình lập hồ sơ chặt chẽ đến mức mọi thành viên hội đồng quản trị đều được đưa vào cơ sở dữ liệu. Zhenhua tìm cách thăm dò bằng việc tìm kiếm thông tin tất cả những người có họ Gilmour ở Australia.

Theo ABC, việc phát hiện ra vụ Zhenhua đã làm dấy lên quan ngại về hoạt động thu thập thông tin tình báo của Trung Quốc tại nhiều quốc gia. Nó cũng đặt ra thách thức đối với vấn đề an ninh mạng của Australia, khi ngày càng có nhiều nguy cơ về sự hiện diện của các máy chủ với khả năng thu thập dữ liệu từ nguồn thông tin công khai của người dân nước này.

Việt Anh

Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc từ chức

Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc từ chức

Sau hơn 3 năm ở Bắc Kinh, đại sứ Terry Branstad sẽ từ chức và rời khỏi thủ đô Trung Quốc trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11 tới.