Chưa đồng tình để Việt kiều về nước làm viên chức_soi kèo bayer leverkusen
Thảo luận về dự thảo Luật Viên chức chiều 20/7,ưađồngtìnhđểViệtkiềuvềnướclàmviênchứsoi kèo bayer leverkusen sau khi tiếp thu ý kiến các ĐBQH ở kỳ họp thứ 7 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vẫn "giằng co" việc có nên để công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam được dự tuyển làm viên chức hay không.
"Lường trước rắc rối"
Cứ một người bảo không nên thì ngay lập tức có người bảo rất cần.
Người bảo "không" đưa ra hàng loạt lý lẽ rất sắt đá, như Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước lo ngại nếu Việt kiều được dự tuyển viên chức sẽ có tình trạng "cài cấy người" vào các đơn vị sự nghiệp công lập và đề nghị "chỉ người có quốc tịch Việt Nam mới được tuyển làm viên chức".
Chủ nhiệm UB Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi thì "nhắc" UBTVQH cần lường trước các rắc rối nếu Việt kiều được tuyển làm viên chức ở Việt Nam. "Rất khó quản lý họ, nhất là khi ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Không thể mang danh viên chức nhưng lại không chịu quản lý của pháp luật Việt Nam, mà lại dùng quyền ưu đãi của pháp luật nước khác", ông Thi mạnh mẽ.
Đồng tình với lập luận "không" còn có Trưởng Ban Dân nguyện. Ông Trần Thế Vượng rất "thực tế" khi cho rằng chẳng ai đang sống ở Mỹ, Pháp lại về đây làm viên chức lâu dài cả, họ có về ngắn hạn thì ký hợp đồng là hợp lý.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Thu Ba thì "nhẹ nhàng" ủng hộ phương án "không", bởi theo bà "không thể có kiều bào định cư ở nước ngoài nhưng lại làm viên chức ở Việt Nam. Những người muốn về nước thì làm thủ tục xin trở về định cư, khi được công nhận rồi, về các đơn vị sự nghiệp của nhà nước sẽ không vướng mắc gì cả."
"Chặt đi" không có lợi
Những người ủng hộ khuynh hướng "mở" để Việt kiều rộng cửa về góp sức cho quê hương cũng đưa ra những lập luận rất thuyết phục.
Trưởng Ban công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên đề nghị nên khuyến khích Việt kiều về hoạt động trong những lĩnh vực "không thuộc loại bí mật" như giáo dục, y tế hay nghiên cứu khoa học. Theo ông, phần lớn các đơn vị sự nghiệp công lập (trong tổng số hơn 52.000 đơn vị trên cả nước, thu hút khoảng 1,7 triệu lao động) hoạt động trong các lĩnh vực này.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền cũng ủng hộ phương án mở, "bởi người Việt định cư ở nước ngoài có rất nhiều điều kiện khác nhau. Chỉ cần có quy định điều kiện để kiểm soát được".
Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn thuyết phục UBTVQH nói "có" để thể hiện quan điểm mở cửa của Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 36, "nếu luật hạn chế thì người ta sẽ có lời bình là chúng ta chặt, không khuyến khích kiều bào góp sức cho quê hương".
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng luật không nên quy định "không", bởi "chặt đi hoàn toàn sẽ không có lợi về mặt chính trị". Ông Kiên đề xuất nên để văn bản dưới luật quy định cụ thể việc Việt kiều có thể tham gia trong các ngành nghề nào, theo những điều kiện nào.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận muốn "dung hòa". Theo ông, trên thực tế "chẳng ai bỏ mức lương vài chục ngàn USD ở nước ngoài để về đây làm viên chức", nên đề xuất với đối tượng Việt kiều nên làm việc theo hình thức hợp đồng, dài hạn hoặc ngắn hạn, để đỡ rắc rối, phức tạp với chuyện hai quốc tịch.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đề nghị giữ hai phương án để kỳ họp QH tới, các đại biểu tiếp tục thảo luận.
Theo VNN