Bà Merkel,ựuthủtướngĐứcMerkelbìnhluậnvềUkraineôngPutinvàôlịch thi đấu cúp tây ban nha người phụ nữ từng được mô tả quyền lực nhất thế giới, đã lãnh đạo nước Đức trong 16 năm, vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính, đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 và chứng kiến xung đột ở Ukraine năm 2014.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 24/11, bà Merkel đã nhận được các câu hỏi về việc liệu khi còn cầm quyền bà có quá mềm mỏng với Nga, quá chậm để trợ giúp Kiev hoặc nếu bà không ngăn chặn việc Ukraine gia nhập NATO vào năm 2008, liệu xung đột giữa hai nước láng giềng có xảy ra vào thời điểm hiện tại hay không.
Cựu nữ thủ tướng Đức cho rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể bắt đầu sớm hơn và có thể sẽ tồi tệ hơn nữa nếu nước này bắt đầu tiến trình trở thành thành viên NATO vào năm 2008. “Với tôi, rõ ràng Tổng thống Nga Putin sẽ không đứng yên và nhìn Ukraine gia nhập NATO. Khi đó, Ukraine chắc chắn sẽ không được chuẩn bị tốt như vào tháng 2/2022”, bà Merkel giải thích.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không đồng tình quan điểm này. Ông coi quyết định phản đối liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu kết nạp Ukraine của bà Merkel, với sự ủng hộ của Tổng thống Pháp khi đó Nicolas Sarkozy, là một " tính toán sai lầm", đã tiếp thêm động lực cho Nga.
Bà Merkel cũng khẳng định bản thân đã cố gắng kiềm chế các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine bằng ngoại giao và đàm phán, nhưng bà thừa nhận những nỗ lực này cuối cùng vẫn thất bại. Theo bà, một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ của châu Âu với Nga "đáng tiếc" đã bắt đầu sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi kể từ khi rời chính trường cách đây 3 năm, bà Merkel đã bày tỏ lo ngại về những lời đe dọa mới của ông Putin về sử dụng vũ khí hạt nhân. Bà kêu gọi cộng đồng quốc tế phải làm mọi cách để ngăn chặn thảm họa.
Cựu thủ tướng Đức đã bày tỏ một số suy nghĩ dành cho các nhà lãnh đạo châu Âu đang lo lắng khi phải đối mặt với việc ông Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025. Nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump đã ghi dấu sự tức giận của Washington đối với các đồng minh châu Âu, đặc biệt là Đức vì chi tiêu quốc phòng thấp và thâm hụt thương mại. Những lời phàn nàn đó của ông Trump với châu Âu đến nay vẫn không thay đổi.
"Điều thực sự quan trọng là phải biết ưu tiên của mình là gì, trình bày rõ ràng và không sợ hãi, vì ông Trump có thể rất thẳng thắn. Ông ấy thể hiện bản thân rất rõ ràng và nếu bạn làm như vậy, sẽ có sự tôn trọng lẫn nhau nhất định. Dù sao đó cũng là kinh nghiệm của tôi", bà Merkel khuyến nghị về cách ứng xử với ông Trump.