Đứng hàng “chót bảng” băng tần dành cho 4G
TheĐónsóngGnhàmạngvẫnchămchúthếtcỡkèo bóng đá tây ban nhao thông tin từ các nhà mạng, khi lưu lượng thoại có xu hướng giảm, thì lưu lượng data (dữ liệu) lại có dấu hiệu tăng. Đặc biệt, trong dịp lễ Tết, nhu cầu sử dụng data của người dân lại càng cao hơn.
Như theo nhà mạng Viettel, lưu lượng data 4G trong ngày 30 Tết năm 2019 tăng trung bình 2 lần so với Tết năm 2018. Riêng khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) có lưu lượng data tăng gấp 4 lần; hầm Thủ Thiêm (TP.HCM) tăng gần 3 lần so với năm 2018. Lưu lượng khách hàng sử dụng data tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An tăng gấp 3 lần so với thời điểm giao thừa năm 2018 và gấp 1,8 lần so với ngày thường... Các nhà mạng khác cũng ghi nhận xu hướng nhu cầu sử dụng data tăng cao, những nơi đông người có thể tăng đột biến tới 70-80%.
Viettel dự báo, Tết Dương lịch và Âm lịch 2020 xu hướng sử dụng dịch vụ dữ liệu (data) của khách hàng trên cả nước sẽ tiếp tục tăng. So với dịp Tết năm 2019, nhu cầu dùng data 4G cao hơn 2 lần, data 3G tăng nhẹ khoảng 10%. Trong khi đó, dịch vụ thoại, tin nhắn sẽ giảm từ 10-15%.
Trong bối cảnh nhu cầu data tăng cao thì đầu năm 2019, Cục Viễn thông chia sẻ kết quả khảo sát tại 50 mạng di động ở 17 quốc gia cho thấy, Việt Nam đứng cuối bảng về băng tần dành cho 4G. Cụ thể băng tần dành cho 4G với băng thông 15*2 MHz cho mỗi nhà mạng, trong khi đó, con số này của SK Telecom của Hàn Quốc là 70*2 MHz, Telstra của Austrailia là 80.*2 Mhz, China Mobile của Trung Quốc là 220 MHz (tương đương 110.*2 MHz).
Điều này cho thấy nhu cầu “khát” băng tần của các nhà mạng để nâng chất lượng, dịch vụ mạng 4G, đáp ứng nhu cầu chia sẻ dữ liệu không ngừng tăng lên mỗi ngày. Bởi hiện lưu lượng băng thông dành cho mạng 4G trên băng tần 1800 MHz (đang phục vụ cả mạng 2G) quá thấp so với nhu cầu thực tế, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, tốc độ mạng 4G.
Nhiều hứa hẹn “nâng chất” dịch vụ 4G
Tin vui dành cho các thuê bao di động, Viettel vừa trở thành nhà mạng đầu tiên được Bộ TT&TT cấp phép thử nghiệm tần số mới 2.600MHz tại 12 tỉnh/TP tại Việt Nam. Đây là một điều kiện giúp nhà mạng này đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng, đặc biệt vào dịp Tết Dương lịch và Âm lịch năm 2020.
Là mạng di động có số thuê bao 4G lớn nhất và xu hướng tiêu dùng data tiếp tục tăng nhanh, Viettel nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp khai thác tối đa các băng tần đã được cấp để đảm bảo dịch vụ.
Trước đó, trong quý II/2019 Viettel bổ sung thêm gần 10.000 trạm BTS 4G trên băng tần 2100MHz vừa được Bộ TT-TT cấp phép cho 15 tỉnh, thành phố lớn, có nhu cầu sử dụng data cao như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh…
Viettel đồng thời tiến hành giải phóng các thuê bao 2G ra khỏi băng tần 1800MHz, dành toàn bộ băng tần này cho cho mạng 4G. Khi hoàn tất, dung lượng toàn mạng 4G tốc độ cao của Viettel tăng thêm 25% vì không phải chia sẻ với mạng 2G. Viettel trở thành nhà mạng duy nhất tại Việt Nam dành toàn bộ băng tần 1800MHz và 2100MHz cho mạng 4G.
Bên cạnh bổ sung băng tần phát sóng, Viettel cũng không ngừng nâng cấp hạ tầng kĩ thuật, nâng cao chất lượng mạng lưới toàn diện, trong đó chú trọng đến mạng 4G. Hiện Hiện Viettel sở hữu gần 130.000 trạm phát sóng. Mạng 4G mới triển khai cũng được trang bị gần 50.000 trạm phát.
Từ tháng 9/2019 Viettel cho biết đã hoàn thành phát sóng thử nghiệm 5G ở toàn bộ phường 12, quận 10 (TP.HCM). Cuộc gọi thử nghiệm đầu tiên trên nền tảng 5G của Viettel được thực hiện cách đó 3 tháng.
Cùng với phát sóng 5G, Viettel cũng đưa vào khai thác 1.000 trạm phát sóng tạo ra vùng phủ kết nối hàng triệu thiết bị IoT hỗ trợ cho mọi hoạt động xã hội như: giao thông vận tải, điện, nước, ứng dụng và dịch vụ cho người dân tăng mức độ tin cậy, sự tiện dụng và lợi ích kinh tế. TP HCM sẽ khai thác trước. Sau đó, Viettel phủ sóng NB-IoT cho 100% tại Hà Nội và đã có lộ trình triển khai tiếp tại thành phố Đà Nẵng cũng như mở rộng ra toàn quốc trong 2 năm tới.
D. An (tổng hợp)