Ông Biden làm những gì trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên?_keo nha cai

Những nỗ lực đó đã được đền đáp. Chính quyền đã đạt cột mốc 200 triệu mũi tiêm ngừa Covid-19 và khả năng đủ điều kiện tiêm vắc-xin được mở rộng tới tất cả mọi người từ 16 tuổi trở lên trước ngày cầm quyền thứ 100 của ông Biden.

{keywords}
Ảnh minh họa: FP

Tỷ lệ thất nghiệp trên đà giảm bớt,ÔngBidenlàmnhữnggìtrongngàycầmquyềnđầutiêkeo nha cai với số người thất nghiệp mới đang ở mức thấp thời đại dịch, trong khi các trường học đang mở cửa lại, trẻ em và gia đình trở về với cuộc sống bình thường.

Tổng thống Joe Biden đã thực hiện được cam kết sẽ đưa nhiệm kỳ trở lại giống như trước thời người tiền nhiệm Donald Trump, không lên Twitter thông báo mà tổ chức họp báo hàng ngày và bổ nhiệm các chuyên gia giỏi vào Nội các.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ đạt ít tiến bộ hơn ở mục tiêu khôi phục đoàn kết và quan hệ lưỡng đảng. Không một thành viên Cộng hòa nào ở Thượng viện bỏ phiếu cho dự luật Covid-19, và ngay cả những thành viên Dân chủ ôn hòa cũng vấp phải phản đối của phe Cộng hòa về các mục tiêu như sửa đổi luật nhập cư, mở rộng quyền bỏ phiếu.

Khi còn là ứng viên Tổng thống, ông Biden đã đưa ra hàng chục kế hoạch dự tính sẽ làm trên cương vị chủ nhân Nhà Trắng. Tuy nhiên, sau khi nhậm chức, ông phải đối mặt với nhiều trở ngại, và trong một số trường hợp, ông phải thay đổi cách tiếp cận. CNN nêu một số mục tiêu chính của Tổng thống Biden trong 100 ngày đầu cầm quyền và ông đã làm được đến đâu.

Đại dịch Covid-19

Ông Biden bước vào Nhà Trắng với cam kết đạt 100 triệu mũi vắc-xin ngừa Covid-19 vào ngày thứ 100 tại vị. Chính quyền của ông đã đạt được mục tiêu này vào giữa tháng Ba, trước khoảng 40 ngày so với kế hoạch, và đạt 200 triệu liều vào ngày 21/4.

Để tăng tốc và đảm bảo nguồn cung vắc-xin ngày càng tăng, Tổng thống đã kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng với Pfizer và Moderna, và cả trong một thỏa thuận với các hãng dược phẩm Merck và Johnson & Johnson. Ông cũng cam kết yêu cầu mua thêm hàng trăm triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 trong những tháng đầu tiên nắm quyền.

Giờ đây, Nhà Trắng khẳng định sẽ có đủ vắc-xin cho tất cả người Mỹ trưởng thành vào cuối tháng 5.  

Kế hoạch Cứu trợ người Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của ông Biden, được thông qua hồi tháng 3, đã cung cấp hàng tỷ đôla tài trợ để tăng cường tiêm chủng. Tổng thống cũng cam kết đóng góp tới 4 tỷ USD cho COVAX – chương trình tiếp cận vắc-xin Covid-19 toàn cầu.

{keywords}
Ảnh: Vox

Phục hồi kinh tế

Vài ngày trước khi nhậm chức, ông Biden đưa ra một đề xuất cứu trợ kinh tế lớn, yêu cầu quốc hội phê duyệt khoản cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD để cung cấp cho người Mỹ một đợt khuyến khích khác, viện trợ cho người thất nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và giúp các trường học mở cửa trở lại một cách an toàn.

Trong tháng 3, Quốc hội Mỹ đã thông qua gói này, được gọi là Kế hoạch Giải cứu Mỹ. Phần lớn trong số đó thể hiện đề xuất của ông Biden tuy có một số thay đổi quan trọng, bao gồm thu hẹp phạm vi mức khuyến khích 1.400USD, giảm mức tăng trợ cấp thất nghiệp liên bang và bỏ tăng lương tối thiểu chung lên 15 USD/giờ.

Tái mở cửa trường học  

Ngay từ tháng 12, Tổng thống Biden đã cam kết mở cửa phần lớn các trường học vào cuối 100 ngày đầu tiên nắm quyền. Không giống như các quốc gia khác, Mỹ trao quyền kiểm soát trường học cho cấp địa phương, và những thách thức về dạy học trực tiếp ở các nơi không giống nhau.

Theo ước tính từ công ty theo dõi dữ liệu tư nhân Burbio, khoảng 65% học sinh trong chương trình giáo dục từ cấp mẫu giáo tới hết phổ thông (K-12) đang theo học tại các trường dạy trực tiếp mỗi ngày, tăng từ tỷ lệ 33% vào tuần ông Biden nhậm chức. Khoảng 29% hiện đang theo học tại các trường cung cấp mô hình kết hợp bao gồm một số trường dạy trực tiếp, và chưa đến 6% chọn dạy trực tuyến.

Học sinh nhỏ tuổi có nhiều khả năng được học trực tiếp hơn. Theo CNN, tính đến ngày 20/4, các trường tiểu học và trung học cơ sở ở hơn một nửa trong số 101 học khu lớn nhất nước Mỹ cung cấp chương trình giảng dạy trực tiếp đầy đủ 5 ngày một tuần.

Chăm sóc y tế  

Tổng thống Biden đã hành động nhanh nhằm củng cố Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, một trong những cam kết chính của ông khi tranh cử. Chính quyền của ông đã có nhiều bước đi trong nỗ lực đảo ngược chủ trương của người tiền nhiệm Donald Trump muốn bãi bỏ đạo luật này.

Ông Biden đã mở lại cuộc trao đổi Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng của liên bang vào giữa tháng 3, cho phép những người Mỹ không có bảo hiểm đăng ký bảo hiểm năm 2021 đến giữa tháng 8, và cho phép những người đã đăng ký tham khảo các kế hoạch tốt hơn nhờ các khoản trợ cấp tăng thêm, kéo dài trong hai năm.

Khoản hỗ trợ bổ sung đó là một phần trong gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD. Những người đăng ký phải trả không quá 8,5% thu nhập của họ cho bảo hiểm, giảm từ mức gần 10%.   

Những người kiếm được hơn 400% mức nghèo của liên bang - khoảng 51.000USD cho một cá nhân và 104.800USD cho một gia đình 4 người trong năm 2021 - hiện đủ điều kiện để nhận hỗ trợ lần đầu tiên.   

Ông Biden cũng đã bắt đầu rút lại các phê duyệt từ chính quyền Trump cho phép các tiểu bang yêu cầu các điều kiện về công việc trong Medicaid.  

{keywords}
Ảnh: AP

Nhập cư

Ông Biden đã ký một số sắc lệnh nhằm vào các chính sách nhập cư cứng rắn thời ông Trump, bao gồm đảo ngược lệnh cấm đi lại của cựu Tổng thống nhắm vào các quốc gia đa số dân là người Hồi giáo.

Ông cũng thành lập một lực lượng đặc nhiệm chuyên nhận diện và cho đoàn tụ các gia đình di cư bị chia cắt ở biên giới Mỹ - Mexico, đồng thời thu hồi tuyên bố thời ông Trump hạn chế nhập cư hợp pháp trong đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, chính quyền ông Biden đang chật vật giải quyết dòng người di cư kéo đến biên giới phía nam của Mỹ, đặc biệt là những trẻ vị thành niên không có người đi kèm.    

Đối ngoại  

Mối quan hệ Mỹ - Trung vốn là một vấn đề then chốt trong chiến dịch tranh cử của ông Biden, nhưng sau khi nhậm chức, Tổng thống thứ 46 của Mỹ lại tập trung vào ba điểm khác: Afghanistan, Iran và Nga.

Hai thập niên sau khi Mỹ phát động cuộc chiến kéo dài nhất của nước này, ông Biden thông báo sẽ rút quân khỏi Afghanistan trước ngày 11/9, đúng dịp 20 năm xảy ra vụ tấn công khủng bố năm 2001.

Ông cũng nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Iran, được ký năm 2015 dưới thời Tổng thống Barack Obama nhưng bị chính quyền ông Trump từ bỏ năm 2018. Mỹ và Iran đã nối lại đàm phán ở Vienna trong tháng 4, dù đại diện hai nước không trực tiếp gặp nhau mà trao đổi quan điểm qua các cường quốc tham gia thỏa thuận.  

Với Nga, chính quyền Biden ban hành nhiều đòn trừng phạt và trục xuất ngoại giao để trả đũa điều mà Washington khẳng định là sự can thiệp của Moscow vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2020, cuộc tấn công mạng SolarWinds...

Khủng hoảng khí hậu

Tuần trước, Tổng thống Biden thực hiện lời hứa tổ chức hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu. Tại sự kiện này, ông cam kết vào năm 2030 Mỹ sẽ giảm lượng khí thải nhà kính 50-52% dưới mức phát thải năm 2005.

Tuy các mục tiêu là một phần của thỏa thuận khí hậu Paris, chúng không mang tính ràng buộc và chính quyền Tổng thống Biden không đưa ra kế hoạch về cách thức Mỹ sẽ đáp ứng mục tiêu. 

Ngay vào ngày cầm quyền đầu tiên, ông Biden đã ký lệnh hành pháp đảo ngược quyết định năm 2017 của cựu Tổng thống Trump rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris 2015. Mỹ là quốc gia đầu tiên và duy nhất rút khỏi thỏa thuận, chính thức làm điều này vào cuối năm 2020.

Thanh Hảo

Ông Biden nhấn mạnh thành tích chống Covid-19 trước quốc hội

Ông Biden nhấn mạnh thành tích chống Covid-19 trước quốc hội

Mở đầu bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ tối 28/4, Tổng thống Joe Biden đã nêu bật thành tích chống Covid-19 trong 100 ngày đầu ông cầm quyền.