Xuất hiện những cuộc tấn công DDoS mới chiếm băng thông lên tới 400 Gb_kết quả bóng đá wap
Cuộc diễn tập điều phối ứng cứu mạng máy tính khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APCERT Drill) năm 2017 có sự góp mặt của 28 thành viên Hiệp hội các Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính châu Á - Thái Bình Dương (APCERT) đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ và một số đơn vị khách mời của APCERT thuộc các nước đạo Hồi là Ai Cập,ấthiệnnhữngcuộctấncôngDDoSmớichiếmbăngthônglêntớkết quả bóng đá wap Pakistan và Nigeria, được tổ chức hôm nay, ngày 22/3/2017.
Nhằm tạo thêm các môi trường thực hành, cọ xát thực tế công tác ứng cứu sự cố và tiếp tục nâng cao trình độ năng lực xử lý các tình huống tấn công mạng xuyên biên giới quốc gia cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật an toàn thông tin mạng tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, VNCERT - đại diện chính thức và duy nhất của Việt Nam tại APCERT, đã mở rộng các hoạt động diễn tập quốc tế về ứng cứu sự cố máy tính của APCERT trên cả 3 miền Bắc, Trung và Nam.
Đội Việt Nam tham dự chương trình diễn tập với khoảng 200 đại biểu và các kỹ thuật viên thuộc hơn 100 đơn vị thành viên của Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia, chủ quản các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và các đơn vị chuyên trách về CNTT của các bộ, ngành, tỉnh thành; các tập đoàn, tổng công ty; các Hội/ Hiệp hội; các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp viễn thông/ISP, trường Đại học/Học viện và các tổ chức khác trên cả nước.
Năm nay, cuộc diễn tập quốc tế thường niên của các tổ chức ứng cứu sự cố máy tính (CERT) được APCERT lựa chọn chủ đề “Các mối đe doạ tấn công từ chối dịch vụ mới - Emergence of a New DdoS Threat”. Là đơn vị chủ trì chương trình diễn tập APCERT Drill 2017, toàn bộ kịch bản sự cố do Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Singapore - SingCERT biên tập, triển khai và hoàn toàn không thông báo trước.
Phát biểu khai mạc chương trình diễn tập APCERT Drill 2017, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhận định, an toàn thông tin mạng là vấn đề nóng và đang thu hút sự quan tâm lớn hiện nay. Các hình thức tấn công có chủ đích APT, mã độc gián điệp, mạng botnet, DDoS đang diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp: nhiều cuộc tấn công APT nhằm vào các cơ quan Chính phủ, các hệ thống tài chính, ngân hàng, các hạ tầng thông tin trọng yếu; xu hướng tấn công vào các thiết bị IoT như camera, smartTV, mã độc tống tiền Ransomeware đang ngày càng tăng cao; xu hướng sử dụng các mạng xã hội để phát tán mã độc, mạo danh và đánh cắp thông tin cũng đang gia tăng một cách đáng ngại.
Cũng theo Thứ trưởng, tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) trong năm 2016 đã gia tăng mạnh mẽ và ngày càng phức tạp. Đã xuất hiện những cuộc tấn công DDoS mới chiếm băng thông lên tới 400 Gb. Dự báo tình hình năm 2017 sẽ còn nhiều diễn biến tinh vi hơn. Ảnh hưởng của các cuộc tấn công mạng không chỉ gây thiệt hại đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà còn có thể ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và lợi ích của từng người dân.