Những việc làm nhân ái_kết. qua. bong. da
5 năm qua,ữngviệclàmnhânákết. qua. bong. da đồng bào Công giáo ở Bình Dương bằng những hoạt động thiết thực, nghĩa tình đã luôn quan tâm, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong xã hội, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai trên khắp cả nước… Những tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp của đồng bào Công giáo đã gắn với các phong trào thi đua yêu nước, “sống tốt đời đẹp đạo”, góp phần xây dựng tỉnh Bình Dương văn minh - hiện đại - nghĩa tình.
Chia sẻ yêu thương
Khu điều trị phong Bến Sắn (TX. Tân Uyên) từ lâu đã được biết đến là ngôi nhà chung của 330 người bị bệnh phong. Khu do các nữ tu dòng Nữ tử Bác ái Vinh Sơn thành lập năm 1959 và trực tiếp quản lý, chăm sóc bệnh nhân. Từ năm 1976, cơ sở này được giao cho Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh quản lý. Với tất cả tâm tình và tấm lòng yêu thương, Cộng đoàn Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn - Bến Sắn ngày càng tỏa sáng với nét đẹp trong tình bác ái yêu thương, hy sinh, thầm lặng phục vụ tại Khu điều trị phong Bến Sắn. Không chỉ chia sẻ và xoa dịu phần nào những đau khổ và những bất hạnh của bệnh nhân, các nữ tu còn vận động từ các nguồn để chăm lo thêm đời sống cho các bệnh nhân. Ngoài số tiền trợ cấp của Nhà nước 240.000 đồng/tháng/người, các nữ tu còn hỗ trợ thêm 180.000 đồng/tháng/người. Trong 5 năm vừa qua, các nữ tu đã hỗ trợ thêm cho các bệnh nhân phong 7 tỷ 460 triệu đồng. Ngoài ra, các nữ tu đặc biệt quan tâm đến việc tạo những điều kiện thuận lợi cho con em của bệnh nhân phong có cơ hội đến trường, nhằm nâng cao trình độ. Trong 5 năm qua, các nữ tu đang phục vụ tại Khu điều trị phong Bến Sắn đã vận dụng linh hoạt được nhiều nguồn trợ cấp để góp phần chăm lo sự nghiệp giáo dục cho con em bệnh nhân phong với số tiền trên 2,3 tỷ đồng.
Còn tại Cơ sở “Nhà tình thương - Tổ đoàn kết Thuận An” (TX.Thuận An) thời gian qua đã trở thành một địa chỉ nhân đạo, chia sẻ yêu thương. Cơ sở đã tiếp nhận và quản lý, tổ chức nuôi dưỡng, bảo đảm đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn, bao gồm trẻ em dưới 16 tuổi là trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; người cao tuổi, cô đơn; người khuyết tật không nơi nương tựa. Việc nuôi dưỡng chăm sóc cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại đây dựa theo khuynh hướng tâm lý và nhu cầu thực tiễn của đối tượng cần được phục vụ, gọi là giải pháp “yêu thương cộng thêm”. Cụ thể, đối với người cao tuổi cần sự yên tĩnh và nhu cầu được lắng nghe, giúp họ tìm được sự bình an và niềm vui. Còn đối với trẻ em, dù là trẻ mồ côi hay trẻ em nghèo thì nhu cầu vui chơi giải trí là ưu tiên hàng đầu, sau đó mới đến học tập, trau dồi kiến thức.
Hướng đến người nghèo
Ban Bác ái Giáo xứ Chánh tòa Phú Cường được thành lập từ năm 1990 với 20 thành viên. Mục đích là lo việc từ thiện, bác ái cho người nghèo, người khó khăn. 28 năm qua, các thành viên Ban Bác ái đã bền bỉ vận động kinh phí, gạo và các thực phẩm, vật dụng khác để phân phát cho người có hoàn cảnh khó khăn. Trong giai đoạn từ năm 2013-2018, tổng số tiền mà Ban Bác ái Giáo xứ Chánh tòa đã huy động hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn được trên 2 tỷ đồng.
Hiện nay, trung bình mỗi tháng, Ban Bác ái cấp cho khoảng 470 phần gạo cho người khó khăn. Mỗi năm vào dịp Noel và Tết Nguyên đán, ngoài phần gạo, nhà thờ còn lo cho người nghèo những phần quà là các thực phẩm như mì gói, bột ngọt, sữa, đường… Linh mục Lê Văn Khâm, Giám đốc Ban Bác ái xã hội (Caritas) giáo phận Phú Cường, cho biết, thời gian qua, Ban Bác ái xã hội của giáo phận Phú Cường đã tích cực tuyên truyền, vận động các xứ, họ đạo, cộng đoàn và giáo dân trong tỉnh phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Lá lành đùm lá rách”, “Tình làng nghĩa xóm”, “Kính trên nhường dưới” trong cuộc sống hàng ngày. Và tại các cộng đoàn, giáo xứ, bà con giáo dân tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào bằng nhiều hoạt động thiết thực, như: “Nối vòng tay nhân ái”, “Tết cho người nghèo”, “Tết cho người xa quê”, “Đền ơn đáp nghĩa”…; tham gia chăm sóc và giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công, những mảnh đời còn gặp nhiều khó khăn, rủi ro, bất hạnh; trẻ em khuyết tật, mồ côi, lang thang cơ nhỡ; những người nhiễm chất độc da cam - dioxin, cô đơn không nơi nương tựa; hỗ trợ đồng bào những vùng thiên tai, bão lụt đã đem lại nhiều kết quả.
TIỂU LIÊN