'Bình an mà sống' của Lưu Đình Long: Ngòi bút uyển chuyển chở năng lượng tích cực_nha cai oxbet
Không ai có thể đưa ra một con số cụ thể để đánh giá một người làm nghề lâu năm. Chuyện lành nghề là chuyện của hành trình cố gắng học hỏi,ìnhanmàsốngcủaLưuĐìnhLongNgòibútuyểnchuyểnchởnănglượngtíchcựnha cai oxbet mài giũa, rèn luyện, chứ không phải cứ 20 hay 30 năm thì mặc nhiên sẽ giỏi.
Như tác giả Lưu Đình Long chẳng hạn, hơn 15 năm viết báo (từ không chuyên đến chuyên) và gần 10 năm viết sách, chặng đường không quá dài cho một người “gánh chữ”; nhưng đọc của anh rồi thì khó ai có thể không công nhận sự uyển chuyển khi sử dụng ngòi bút của anh.
Nếu những tập trước - “Lắng nghe hơi thở”, “Như mây thong dong”, “Như gió an lành”, “Tâm kinh mình thuyết cho mình” - Lưu Đình Long chọn lối viết suy tưởng, sử dụng nhiều chất thơ, biến những tác phẩm nhỏ thành những tản văn, tùy bút; thì đến tập mới nhất - “Bình an mà sống” - anh lại quay về với lối viết ngắn gọn, súc tích như bao năm qua đã dùng trong báo chí.
Đây có thể xem là điểm cộng đầu tiên cho tập sách mới phát hành này. Bởi điều đó chứng minh Lưu Đình Long luôn nắm rõ kỹ thuật của mọi thể loại và biết vận dụng để không biến tác phẩm mình thành nhàm chán trong mắt độc giả.
Tác phẩm Bình an mà sống của Lưu Đình Long. |
Thêm nữa, Lưu Đình Long không những uyển chuyển “lèo lái” kỹ thuật viết giữa tập này với tập kia, mà còn có thể thể hiện sự linh hoạt ngôn từ trong từng câu, từng đoạn.
Như, anh đang nói về việc “không đến nỗi buồn lắm” khi phải sống xa má, xa con trai - một đoạn tự sự khá tình - rồi chuyển đến giới thiệu một nhân vật khác sống vui với lựa chọn bình dị trong tác phẩm “Để thấy mình hạnh phúc”. Hay như ở “Nụ cười giữ lại” là rõ nhất; Lưu Đình Long đan xen những đoạn thể hiện tư duy sắc sảo, khả năng quan sát nhạy bén của một người làm báo với những đoạn mượt, chậm, suy tư với những triết lý học được từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Lại có những tác phẩm đặt vấn đề về quan niệm sống - từ quan niệm dân gian đến cuộc sống hiện đại - được Lưu Đình Long chọn bút pháp dung dị, dễ đọc, pha chút hài hước nhẹ nhàng... nhưng lại thể hiện rất rõ quan điểm của cá nhân anh.
Như, “Tháng Bảy không phải tháng xui rủi” để bác bỏ suy nghĩ dị đoan, đổ lỗi cho “tháng cô hồn”; đồng thời nhắc nhớ bản thân, nhắc nhớ độc giả về một mùa Vu Lan báo hiếu. Hay như, “Người giữ lửa” là sự công nhận vị trí của người phụ nữ trong gia đình; dẫu các nhân vật Long chọn không chắc đều giữ được gia đình trọn vẹn, nhưng điểm chung là họ đã sống và hy sinh hết mình cho gia đình riêng đến phút cuối cùng, đúng với danh xưng người giữ lửa. Hoặc như hai tác phẩm điển hình về cuộc sống hiện đại là “Khởi nghiệp và bánh vẽ” và “Anh hùng bàn phím”, là hai tác phẩm Lưu Đình Long thể hiện rõ việc không đồng tình với những người trẻ, những con người trưởng thành trong thời đại công nghệ nhưng có cái nhìn không đủ sâu trước vấn đề họ đang chọn hoặc quyết định làm.
Thứ mà Lưu Đình Long luôn giữ cho các tập sách của mình là nguồn năng lượng tích cực. Ngay cả như hai tác phẩm vừa nêu trên, dẫu là sự không đồng tình, nhưng Long không cần dùng đến bất kỳ từ ngữ nào mang tính tiêu cực.
Bình an mà sống được đánh giá có lối viết ngắn gọn, súc tích. |
Anh thậm chí còn viết cả một tác phẩm mang tên “Đừng chê ai hết” để thể hiện rõ quan điểm thẳng thắn không nhất thiết phải nói lời chê bai. Điều này có lẽ không gây bất ngờ cho độc giả đã từng đọc qua sách của Long, bởi ai cũng biết Lưu Đình Long là một Phật tử.
Và chính anh cũng đã tự nhận rất nhiều lần, rằng anh từng sân si, từng trách giận, nhưng đã thay đổi khi tìm được ánh sáng cho đời mình - là ánh sáng Phật Pháp.
Thế nên, càng không bất ngờ khi tập sách mới này, Lưu Đình Long vẫn dành khá nhiều “đất” cho những tác phẩm mang hơi hướm thiền như “Thiện lành là lựa chọn sống”, “Ta hạnh phúc liền giây phút này”, “Những góc sáng trong đời”...
Và anh cũng dành khá nhiều “đất” để viết về mẹ - tình yêu và nguồn cảm hứng bất tận với tất cả mọi tác giả - như “Còn có mẹ bên ta”, “Chỉ có thể là mẹ”, “Con vào dạ, mạ đi tu”, “Nói cảm ơn thôi, chưa đủ!”...
Tất cả những tác phẩm này, Lưu Đình Long đều chọn cách kể lại câu chuyện thật của bản thân, của người thân, của bạn bè khiến người đọc xúc động bởi tính chân thật dẫu anh không cần dùng đến bất kỳ câu từ hoa mỹ nào cả!
Khác với những tập sách trước, lần này, Lưu Đình Long không viết nhiều về sự tỉnh thức của bản thân. Nhưng những câu chuyện rất thật được viết bằng ngòi bút báo chí của anh lại khiến độc giả suy ngẫm về giá trị tỉnh thức.
Há chẳng phải, thức tỉnh, giác ngộ chỉ đơn giản là “Bây giờ và ở đây”, là “An trú bây giờ”, là “Bình an bên trong”...? Và rõ ràng, đây là điểm thể hiện độ “chín” của Long trong nghiệp viết. Chỉ một người thật lòng thương chữ mới có thể dùng ngòi bút báo chí của mình kể chuyện người, kể chuyện đời mà có thể khiến người đọc hiểu ra rằng, “Vô thường là bình thường”, rồi từ đó tìm thấy được bình an mà sống.
Nhà vănTrương Thanh Thùy
Cô bé 7 tuổi biết 4 thứ tiếng sắp ra mắt sách 'Bí mật học ngoại ngữ của tớ'
MC nhí nói được 4 thứ tiếng Mina Phạm sắp ra mắt cuốn sách “Bí mật học ngoại ngữ của tớ”.