Cuộc hội ngộ đặc biệt của chàng thanh niên cụt tay với ân nhân tặng máu hiếm_sôi lac .tv
Cuộc gặp mặt câu lạc bộ (CLB) người có nhóm máu hiếm khu vực phía Bắc hằng năm là dịp để các thành viên trong "gia đình máu hiếm” được gặp gỡ,ộchộingộđặcbiệtcủachàngthanhniêncụttayvớiânnhântặngmáuhiếsôi lac .tv chia sẻ, gửi lời tri ân và dành cho nhau những tình cảm trân quý nhất.
Dù đã mất cánh tay phải nhưng chàng trai trẻ Nguyễn Thanh Sơn, 23 tuổi (Tĩnh Gia, Thanh Hoá) liên tục cười tươi. Sơn bảo: “Nếu không có 11 đơn vị máu hiếm của cộng đồng, sẽ không có em ngày hôm nay”.
Sơn kể, buổi chiều ngày 5/8/2018, khi đang đánh cá trên biển, không may em bị mảnh kim loại văng trúng cánh tay phải, chảy rất nhiều máu. Cả thuyền vội quay lại bờ, đưa Sơn về đất liền cấp cứu.
Sau hơn 2 giờ lênh đênh trên biển, Sơn được chuyển đến BV đa khoa tỉnh Nghệ An cấp cứu trong tình trạng hôn mê, cơ thể chỉ còn 13% máu.
Sơn (phải) gặp lại Long tại hội nghị CLB người có nhóm máu hiếm khu vực phía Bắc
Sau khi xét nghiệm, bác sĩ thông báo Sơn thuộc nhóm máu A Rh(D)-, đây là nhóm máu hiếm, có tiền cũng không mua được. Tình trạng của Sơn lúc đó rất nguy cấp nếu không có người hiến máu ngay lập tức.
Tất cả người thân của Sơn ngay sau đó đã cùng viết thông tin lên mạng xã hội để kêu gọi mọi người có nhóm máu hiếm đến giúp Sơn.
Xã Hải Thanh nơi Sơn sinh sống, ngay khi biết Sơn gặp nạn, rất đông người dân đã đến trung tâm y tế để đăng ký hiến máu nhưng không ai trùng nhóm máu.
12h đêm cùng ngày, có 2 phụ nữ xa lạ tìm đến bệnh viện xin hiến máu cho Sơn. Nhờ có 2 đơn vị máu này, Sơn qua cơn nguy kịch để chuyển ra BV Việt Đức cấp cứu.
6h sáng ngày 6/8, Sơn ra đến BV Việt Đức nhưng bệnh viện cũng chỉ có 2 đơn vị máu để truyền cho cuộc phẫu thuật lần 1.
Khi nhận được thông tin kêu gọi trên nhóm, ngay buổi tối Vũ Hoàng Long, 28 tuổi (Bá Thước, Thanh Hoá) đã bắt xe khách ra BV Việt Đức để hiến máu cho Sơn. Trong đêm, bác sĩ nói chưa cần gấp nên Long thuê nhà trọ ngủ lại, đợi sáng hôm sau hiến.
Sau đó Sơn may mắn nhận được thêm 7 đơn vị máu hiếm khác để trải qua 3 cuộc phẫu thuật, nhưng vì thời gian đến bệnh viện cấp cứu quá trễ nên cánh tay phải không thể cứu. Khi tỉnh dậy, được người thân kể lại những người đã hiến tặng máu cho mình, Sơn không khỏi xúc động.
Sơn khoe: “Bây giờ em đã khoẻ trở lại, vẫn đi biển. Mình không làm được việc nặng thì làm việc nhẹ”.
Sau khi hồi phục trở lại, việc đầu tiên Sơn làm là gia nhập CLB nhóm máu hiếm tỉnh Thanh Hoá. Chàng trai trẻ chia sẻ: “Em đã được nhận máu từ rất nhiều người rồi, giờ có cơ hội, em muốn trao tặng lại máu của mình cho những người kém may mắn khác”.
Hôm nay, tại Viện Huyết học – Truyền máu TƯ, Sơn và Long gặp lại nhau, cả 2 trò chuyện vui vẻ, Sơn vô cùng cảm kích khi gặp lại ân nhân.
Với Long, dù mới tham gia CLB máu hiếm từ đầu năm 2018 nhưng đến nay đã hiến máu 6 lần và sáng nay, khi đến tham dự hội nghị, biết có bệnh nhân cần tiểu cầu, Long đã kéo áo để hiến tiểu cầu cho bệnh nhân.
Các thành viên CLB nhóm máu hiếm khu vực phía Bắc thân thiết với nhau mỗi khi gặp lại
“Em vô tình biết mình có nhóm máu hiếm khi đi hiến máu tình nguyện. Với những người bệnh có máu hiếm, nếu không có máu thì sẽ nguy hiểm tính mạng nên giúp đỡ được ai thì mình cố gắng giúp. Mỗi khi nhận được tin nhắn hoặc có người gọi là em lại đi, không nghĩ ngợi gì cả”, Long chia sẻ.
Sơn và Long chỉ là 2 trong số hàng chục thành viên của CLB máu hiếm khu vực phía Bắc. Qua nhiều năm hoạt động, có những thành viên đã quen biết nhau cả chục năm, gặp lại nhau tay bắt mặt mừng như những người thân lâu ngày gặp lại.
Với những thành viên của CLB, tất cả đều chung tinh thần “chỉ cần gọi là có mặt”, không ngại vượt đường xa, đêm tối, sẵn sàng trao đi giọt máu hiếm của mình vì họ biết, họ là nguồn sống, tia hy vọng duy nhất cho người bệnh.
Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỉ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm.
Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D)- (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số (trong 1.000 người mới có 1 người), nên được coi là nhóm máu hiếm.
Trong khi đó, ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc... tỉ lệ nhóm máu Rh(D) - trong cộng đồng cao hơn nhiều, chiếm 15 - 40% dân số.
Thúy Hạnh
2 người vượt gần 300km xuyên đêm hiến máu hiếm cứu người xa lạ
Biết tin bệnh nhân nhóm máu hiếm A Rh- phải cấp cứu, anh Tấn và anh Quân đã vượt gần 300km ra Nghệ An để cứu người.