4 cách để biết một mảnh đất có dính quy hoạch hay không_xếp hạng seria
Đất nằm trong quy hoạch sẽ bị hạn chế một số quyền với người sử dụng đất. Do đó,áchđểbiếtmộtmảnhđấtcódínhquyhoạchhaykhôxếp hạng seria việc kiểm tra xem đất có nằm trong quy hoạch hay không trước khi mua là rất quan trọng.
Khoản 36 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định: "Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định".
Từ đó có thể hiểu, đất quy hoạch là diện tích đất thuộc quy hoạch, kế hoạch để thực hiện dự án, đường giao thông, công trình công cộng khác hoặc thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh. Thửa đất khi thuộc trường hợp này chủ yếu sẽ thu hồi theo quy định của pháp luật.
Hiện nay có 4 cách để biết đất có nằm trong quy hoạch hay không.
Thứ nhất là kiểm tra thông tin quy hoạch trên sổ đỏ. Theo Điều 11 Thông tư số 23/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tin quy hoạch sẽ được ghi trực tiếp tại phần Ghi chú trong sổ đỏ, trong đó thể hiện rõ phần đất (diện tích bao nhiêu m2) thuộc diện quy hoạch gì, khi bị thu hồi có được đền bù không cũng như tên công trình theo quy hoạch.
Thứ 2 là liên hệ cơ quan chức năng có thẩm quyền đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch. Người dân có thể đến trực tiếp Phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện nơi có đất để hỏi cụ thể về thông tin quy hoạch. Dựa trên thông tin nhà đất mà người dân cung cấp, cán bộ chức năng sẽ tra cứu bản đồ quy hoạch và giải đáp cho họ biết mảnh đất đó có nằm trong khu quy hoạch nào hay không.
Đây là cách kiểm tra quy hoạch đất an toàn và có độ chính xác cao, tuy nhiên sẽ tốn thời gian và công sức cũng như phải chờ đợi khi nhu cầu kiểm tra đất quy hoạch tăng cao.
Thứ 3 là xin thông tin quy hoạch đất ở Văn phòng đăng ký đất đai. Người dân có thể khai thác hệ thống thông tin đất đai do Nhà nước cung cấp bằng các phiếu yêu cầu và thực hiện trả phí. Trong trường hợp từ chối cung cấp thông tin đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thứ 4 là tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến. Nếu đang không biết xem bản đồ quy hoạch ở đâu, người dân chỉ cần truy cập cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất và xem hướng dẫn được đăng tải.
Ví dụ, muốn tra cứu thông tin quy hoạch Hà Nội, người dân có thể truy cập vào Cổng thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tại cổng thông tin này, quy hoạch sử dụng đất sẽ được cập nhật chi tiết theo từng quận, kèm theo đó là bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch để người dân tiện theo dõi. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này chưa được phát triển rộng rãi ở nhiều địa phương.
Ngoài ra, hiện nay nhiều đơn vị đã cung cấp các ứng dụng tra cứu quy hoạch trực tuyến phù hợp với những người biết sử dụng công nghệ. Một cách làm truyền thống khác là trực tiếp khảo sát, hỏi người dân sinh sống tại khu vực có mảnh đất đó.